Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam

Trang chủ » Dịch Vụ » Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam

Nhãn hiệu là thuật ngữ không còn quá xa lạ với xã hội Việt Nam ngày nay, bởi lẽ đi đâu chúng ta cũng thấy sự xuất hiện của nhãn hiệu trên bao bì sản phẩm, bảng hiệu,… Đối với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, nhãn hiệu có vai trò hết sức quan trọng vì nó chính là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp, cá nhân khác. Về quản trị tài sản, nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp và là một trong các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ thông qua việc đăng ký xác lập và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan có thẩm quyền là bước tiên quyết mà tổ chức, cá nhân có nhãn hiệu cần thực hiện sớm để bảo vệ cho tài sản trí tuệ của mình.

Tuy nhiên, việc đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu và thủ tục đăng ký nhãn hiệu cũng gây không ít lúng túng cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Đó cũng là tình hình chung của nhiều khách hàng tìm đến Monday Vietnam để tư vấn sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu một cách hiệu quả – tiết kiệm chi phí – an toàn.

Tầm quan trọng của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

  1. Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn khi mua sản phẩm/dịch vụ.
  2. Nhãn hiệu góp phần tạo dựng hình ảnh và danh tiếng của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
  3. Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.
  4. Nhãn hiệu uy tín sẽ góp phần tạo ra thị phần lớn cho sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu nói riêng, tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trên thị trường nói chung.
  5. Nhãn hiệu trở thành tài sản trí tuệ của doanh nghiệp thì có thể thương mại hóa để mang lại các dòng tiền cho doanh nghiệp (tùy theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp).

Vì sao doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

  • Độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã bảo hộ và khai thác nó để tạo các nguồn thu cho doanh nghiệp
  • Có cơ sở pháp lý vững chắc (văn bằng bảo hộ nhãn hiệu) khi xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
  • Góp phần ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép nhãn hiệu để sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ tương tự với mình.
  • Tránh cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng thời cơ nộp đơn đăng ký trước để chuộc lợi
  • Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu trên thị trường.
  • Góp phần tăng uy tín của Doanh nghiệp khi có sản phẩm/dịch vụ.
  • Mang tính cam kết với khách hàng về sản phẩm được khách hàng sử dụng.
  • Tạo sự yên tâm cho chủ sở hữu nhãn hiệu khi đầu tư tiền bạc và công sức để xây dựng nhãn hiệu
  • Làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống nhượng quyền thương hiệu/mua bán.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị gì ?

  1. Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ (tên/logo/ hình ảnh);
  2. Thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu (tổ chức/cá nhân đứng tên trên đơn);
  3. Ngành nghề hoạt động kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  4. Tài liệu khác (nếu có)

Đăng ký nhãn hiệu nộp đơn ở đâu?

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và chịu trách nhiệm thẩm định để xét cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nói cách khác, Cục Sở hữu trí tuệ là Cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định việc nhãn hiệu của người nộp đơn có được bảo hộ tại Việt Nam hay không.

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện có các cơ sở tại 3 khu vực:

  • Trụ sở chính tại TP. Hà Nội
  • Văn phòng đại diện tại TP. HCM
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng

Hiện nay, việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã thuận tiện hơn thông qua một trong các kênh: nộp trực tiếp, nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích, gửi đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến.


Đăng ký nhãn hiệu mất thời gian bao lâu?

Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ, tổng thời gian thẩm định kể từ ngày nộp đơn cho đến khi ra kết quả về việc nhãn hiệu có được cấp văn bằng bảo hộ hay không là 12 tháng (gọi là Thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu). Tuy nhiên, thực tế thì thời gian này thường kéo dài từ 16 – 24 tháng, kể từ ngày nộp đơn.

Toàn bộ thời gian trên sẽ trải qua Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu gồm 4 bước như sau:


Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT

1. Tiếp nhận hồ sơ (có số đơn nhãn hiệu và ghi nhận ngày nộp đơn).

2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu trong vòng 1 tháng để xác định đơn được chấp nhận hợp lệ hình thức hay từ chối chấp nhận hợp lệ hình thức.

3. Đăng công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng, sau khi đơn có Quyết định chấp nhận hợp lệ về hình thức.

4. Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu trong vòng 9 tháng (sau ngày đăng công báo SHCN) và ra kết quả về việc cấp hay từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.


Lưu ý: Sau thời gian thẩm định theo Quy trình nêu trên, trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì người nộp đơn còn phải hoàn thành nghĩa vụ đóng phí cấp văn bằng (trong vòng 3 tháng) thì mới gọi là hoàn tất khâu cuối cùng để được nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

>> Xem thêm: Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu


Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu ?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành:

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu) có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Như vậy, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trong vòng 10 năm, tính từ ngày nộp đơn (với điều kiện là nhãn hiệu này được cấp văn bằng bảo hộ). Nếu còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể làm thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ mỗi 10 năm/lần.

Lưu ý: Phải làm thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ trong vòng 6 tháng trước ngày hết hạn và chỉ được gia hạn muộn trong vòng 6 tháng sau ngày hết hạn.


Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thay vì tự thực hiện?

Hiện nay, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao vì bản thân doanh nghiệp đã hiểu được tầm quan trọng của một nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ là như thế nào. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã vấp phải những khó khăn khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu:

  • Chưa nắm rõ về các quy định của pháp luật liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam như: Hồ sơ và cách thức khai hồ sơ đăng ký, Quy trình nộp đơn, Tiến trình xử lý của Cục Sở hữu trí tuệ để có phương án theo dõi đơn và xử lý kịp các tình huống phát sinh,…
  • Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc tra cứu, đánh giá nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký hoặc có tra cứu nhưng không đạt được kết quả chuẩn vì việc tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu là một việc hết sức chuyên môn.
  • Mất thời gian, tiền bạc vì vướng phải các sai sót dàn trải trong quá trình soạn, nộp, theo dõi đơn đăng ký. Nghiêm trọng hơn là bỏ lỡ một số thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ, dẫn đến bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Đó là lý do mà doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của các đơn vị dịch vụ có uy tín và chuyên môn để tiến trình đi đến bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả.


Vì sao nên chọn Monday VietNam trong việc tư vấn đăng ký nhãn hiệu

Đến nay, Monday VietNam đã đại diện và tư vấn thành công cho gần 1000 khách hàng, với một số lượng lớn các đơn đăng ký xác lập quyền Sở hữu trí tuệ đã nộp tại Việt Nam và nước ngoài. Trong đó, hơn 90% các đơn đăng ký nhãn hiệu do Monday VietNam tư vấn đăng ký đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Tổng giám đốc Monday VietNam tham dự lễ vinh danh thương hiệu uy tín 2020

Gần 8 năm phục vụ khách hàng, Monday VietNam tự tin là đơn vị dịch vụ uy tín và có chuyên môn với một đội ngũ chuyên gia, luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, được đào tạo và tốt nghiệp tại các trường Đại học uy tín trong và ngoài nước.

4 lý do để Qúy khách hàng an tâm sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Monday VietNam:

Luôn đem đến những giải pháp tối ưu và phù hợp với từng khách hàng

Minh bạch và trung thực trong từng công việc.

Phục vụ tận tâm, tiết kiệm thời gian.

Bảo mật nội dung công việc cao nhất.


Quy trình 5 bước đăng ký nhãn hiệu tại Monday VietNam

Bước 1

Kiểm tra các yếu tố mang tính pháp lý của tài liệu, giấy tờ, thông tin: Kiểm tra tính pháp lý của các loại giấy tờ về chủ đơn, tài liệu và thông tin liên quan đến quá trình tạo dựng nhãn hiệu/logo…

Bước 2

Tra cứu và đánh giá toàn diện khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi soạn thảo hồ sơ:
Tra cứu nhãn hiệu tại các cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế để có cơ sở so sánh và đánh giá khả năng tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu khác đã đăng ký trước đó hay chưa ?
Đánh giá nhãn hiệu ở các điều kiện bảo hộ như: khả năng phân biệt, có chứa các dấu hiệu không được bảo hộ theo quy định,…

Bước 3

Tư vấn và đưa ra phương án bảo hộ có lợi tối ưu cho khách hàng và tiết kiệm chi phí.
Thông báo đến cho khách hàng kết quả tra cứu và tư vấn phương án bảo hộ bằng văn bản rõ ràng, chi tiết. Trong đó, đưa ra các ý kiến phân tích và kiến nghị về các phương án bảo hộ.

Bước 4

Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký bảo hộ:
Tiến hành soạn hồ sơ theo mẫu quy định và thay mặt khách hàng mang hồ sơ đến cơ quan Cục sở hữu trí tuệ để nộp.

Bước 5

Theo dõi đơn và tư vấn giải trình yêu cầu của cơ quan SHTT trong quá trình xét nghiệm cấp bằng.
Theo dõi quá trình đơn được cơ quan sở hữu trí tuệ xét duyệt và thông tin đến khách hàng, đồng thời tư vấn và giải trình các yêu cầu của cơ quan sở hữu trí tuệ.

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi
DMCA.com Protection Status