Hiện nay, trên bao bì của sản phẩm ngoài những thông tin cơ bản như tên, xuất xứ, nguyên liệu,… của sản phẩm thì logo có chữ IQC cũng thường xuất hiện. Vậy logo này có ý nghĩa là gì, chúng có phải là một yếu tố bắt buộc trên bao bì của sản phẩm hay không? Mời các bạn đón đọc bài viết sau đây.
IQC là gì?
Cụm từ “IQC” trong Hình 1 được xem là “nhãn hiệu chứng nhận” của Công ty cổ phần Chứng nhận và Giám định IQC (MST: 0105859046).
Khách hàng của công ty sẽ được sử dụng logo này nếu như sản phẩm của họ được IQC chứng nhận hợp quy đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Logo trên là dấu hợp quy theo quy định của công ty IQC, được cấp cho những sản phẩm được IQC đáng giá phù hợp với yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
IQC sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Sau đó, tổ chức, cá nhân sẽ thực hiện thủ tục công bố với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Ký hiệu IQC thường được dùng trong những ngành như:
- Điện, điện tử, cơ khí,…
- Ngành thực phẩm;
- Ngành dệt may;
- Ngoài ra còn có những ngành khác như: hóa chất, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, đồ đạc gia dụng, sản phẩm dầu khí…
Có bắt buộc phải đăng ký IQC không?
Việc chứng nhận hợp quy, thủ tục công bố hợp quy bắt buộc phải thực hiện nếu sản phẩm, hàng hóa thuộc vào danh mục những sản phẩm phải đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật trước khi lưu thông.
Tuy nhiên, có thể đăng ký chứng nhận hợp quy ở nhiều tổ chức đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, không bắt buộc phải đăng ký chứng nhận hợp quy tại IQC.
Tóm lại, bắt buộc phải đăng ký hợp quy ở bất kì tổ chức đủ điều kiện hành nghề trong lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, không bắt buộc phải đăng ký có logo của IQC.
Khi đăng ký rồi thì bắt buộc phải dán logo lên sản phẩm không?
Dấu hợp quy không bắt buộc phải dán lên sản phẩm hàng hóa nếu như đã làm hồ sơ công bố hợp quy (Điều 18 NĐ 43/2017/NĐ-CP). Doanh nghiệp chỉ cần lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định.
Quy trình thực hiện
Bước 1
Thực hiện quy trình chứng nhận sản phẩm: Có thể thực hiện bằng những cách như sau:
- Tổ chức, cá nhân tự đánh giá;
- Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận đánh giá; hoặc được chỉ định đánh giá.
Bước 2
Tổ chức cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi cá nhân, tổ chức đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh để làm thủ tục công bố hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa. Hồ sơ bao gồm:
- Báo cáo tự đánh giá. (Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân)
- Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy. (Khi công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định.)
- Bản công bố hợp quy. (Bản chính)
Lưu ý
a. Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
b. Sau khi được tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp quy, cá nhân tổ chức được quyền lưu thông, hàng hóa sản phẩm.
Thời gian xử lý hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan có thẩm quyền
(Điều 15 Thông tư số 28/2012/TT – BKHCN)
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho cá nhân tổ chức nộp hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 15 ngày.
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan sẽ kiểm tra và thông báo cho cá nhân tổ chức nộp hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho cá nhân tổ chức nộp hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 15 ngày.
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan sẽ kiểm tra, thông báo tính hợp lệ cho cá nhân tổ chức nộp hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc.