Tư vấn xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hành vi nào bị xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Để xác định một hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không thì phải xem xét hành vi đó có đáp ứng đủ các căn cứ dưới đây: 

  1. Thứ nhất, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
  2. Thứ hai, đối tượng bị xâm phạm phải là đối tượng đang được bảo hộ.
  3. Thứ ba, yếu tố xâm phạm xuất hiện trong đối tượng bị xem xét.
  4. Cuối cùng, hành vi xâm phạm đó phải đang xảy ra tại Việt Nam

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 199 LSHTT, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp khác theo quy định Luật chuyên ngành và quy định của pháp luật có liên quan để xử lý.

a) Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

b) Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 211 LSHTT có thể bao gồm các hình thức, biện pháp xử lý sau:

  • Hình thức xử phạt chính
  • Hình thức xử phạt bổ sung
  • Các biện pháp khắc phục hậu quả

c) Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự là khi các cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Điều 212 LSHTT quy định cụ thể cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Theo đó, Bộ luật hình sự hiện hành quy định việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Điều 225 (Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan) và Điều 226 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp).

>>> xem thêm XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Dịch vụ tư vấn xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Monday VietNam

Chúng tôi tiến hành tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua các bước sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tài liệu liên quan

  1. Thông tin của Quý khách hàng;
  2. Bản sao có Văn bằng bảo hộ/Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ hoặc giấy tờ tương đương;
  3. Thông tin của Bên vi phạm (tên cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp và địa chỉ);
  4. Thông tin vụ việc và bằng chứng thể hiện hành vi vi phạm của bên vi phạm.

Sau khi tiếp nhận thông tin đầy đủ và đánh giá mức độ của hành vi xâm phạm, chúng tôi sẽ gửi thư báo phí và các phương án tư vấn xử lý để Qúy khách hàng xem xét lựa chọn hoặc thảo luận.

Bước 2: Viết thư yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đến bên vi phạm

Tại bước này, chúng tôi sẽ gửi thư đến bên vi phạm để khẳng định quyền sở hữu trí tuệ của Quý khách hàng và yêu cầu họ phải chấm dứt hành vi vi phạm, cam kết không tái phạm các hành vi vi phạm trong tương lai và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đây không phải là giai đoạn bắt buộc trong việc tố tụng nhưng phần lớn mọi tranh chấp đều có thể giải quyết ở bước này, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí của chủ sở hữu quyền, hạn chế việc kiện tụng kéo dài và gây tốn kém tiền bạc.

Bước 3: Giám định xâm phạm sở hữu trí tuệ

Gửi yêu cầu, kèm hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan có chức năng giám định sở hữu trí tuệ để giám định mức độ xâm phạm. Kết luận giám định sở hữu trí tuệ sẽ là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được xem là nguồn chứng cứ có giá trị nhất để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Giám định sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm

Yêu cầu này có thể gửi đến một trong các Cơ quan chức năng bao gồm Cơ quan Công an, Thanh tra Thị trường và Thanh tra Bộ khoa học Công nghệ để xử lý hành vi vi phạm của Bên vi phạm. Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được đơn yêu cầu xử lý, Cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu xử lý.

Nếu đơn yêu cầu không hợp lệ, Cơ quan Chức năng yêu cầu chủ thể quyền cung cấp, bổ sung tài liệu. Nếu đơn yêu cầu hợp lệ, trong vòng 30 ngày, cơ quan có chức năng ra thông báo cho bên yêu cầu về dự định thời gian, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý và yêu cầu chủ thể quyền hợp tác hỗ trợ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.

>>> xem thêm Tư vấn doanh nghiệp


Monday Vietnam tự hào sở hữu một đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong vấn đề xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, được đào tạo và tốt nghiệp tại các trường Đại học uy tín như Đại học Luật TP.HCM, Đại học Kinh tế – Luật, Học viện tư pháp… Chúng tôi luôn nỗ lực vì sự hài lòng của Quý khách hàng với các phương châm:

  • Luôn đem đến những giải pháp tối ưu và phù hợp với từng khách hàng;
  • Minh bạch và trung thực trong từng công việc;
  • Phục vụ tận tâm, tiết kiệm thời gian;
  • Bảo mật nội dung công việc cao nhất;
Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi