Đăng ký mã số mã vạch cho hàng Thực phẩm
Trong ngành thực phẩm rộng lớn thì các sản phẩm “chính hãng” gần như đều đăng ký và sử dụng mã số mã vạch để kiểm tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chưa kể đến là thói quen của người tiêu dùng luôn quan sát xem “sản phẩm có mã vạch” gắn trên bao bì không. Đặc biệt, nếu sản phẩm đưa vào các kênh bán lẽ, hệ thống siêu thị hoặc xuất khẩu thì gần như được yêu cầu phải sản phẩm phải gắn mã số mã vạch.
Thành phần hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho thực phẩm
- Bản đăng ký sử dụng MSMV (02 bản);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh;
- Bản Đăng ký danh mục sản phẩm (02 bản).
- Giấy ủy quyền
>>> xem thêm Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con
Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho thực phẩm ở đâu ?
Doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến Tổng cục TCĐLCL quốc gia.
Thẩm định cấp mã số mã vạch tại Tổng cục TCĐLCL
Trong thời hạn từ 07 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký và cấp mã số cho doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục đề nghị doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp từ chối cấp mã số mã vạch, Tổng cục sẽ có văn bản trả lời (nêu rõ lý do) để doanh nghiệp được biết.
Lệ phí khi đăng ký mã số mã vạch là bao nhiêu ?
Khi đăng ký sử dụng mã số mã vạch, doanh nghiệp phải đóng phí và lệ phí theo quy định của pháp luật, tùy theo loại mã đăng ký mà sẽ có mức phí tương ứng.
Ngoài ra, hàng năm DN phải đóng một khoản phí duy trì sử dụng mã số mã vạch theo quy định.
Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch phải nộp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Nếu quá thời hạn đó mà chưa nộp thì tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch biết để nộp. Nếu sau một năm doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch không nộp phí duy trì sử dụng, Tổng cục TCĐLCL thu hồi mã số đã cấp, thông báo cho doanh nghiệp sử dụng và thông báo rộng rãi cho các cơ quan có liên quan được biết.
Một số khó khăn khi Doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Một trong những vấn đề trở ngại khi Doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký mã số mã vạch là các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với một doanh nghiệp thông thường thì sẽ rất mất thời gian trong các khâu như tìm hiểu quy định pháp luật về đăng ký loại mã nào phù hợp, các loại giấy tờ cần kèm theo, kê khai hồ sơ trực tuyến, ký tá hồ sơ hoặc công chứng các loại giấy tờ, đặt mã số cho sản phẩm và cập nhật thông tin sản phẩm lên phần mềm để quét…
Những vấn đề trên thường khiến cho các doanh nghiệp thường mất khá nhiều thời gian, trường hợp tốn một khoản chi phí, thời gian và nhân sự phụ trách thực hiện. Từ những yếu tố đó mà các công ty cung ứng dịch vụ ra đời để doanh nghiệp có thêm lựa chọn khi cần thiết.
Dịch vụ Đăng ký mã số mã vạch tại Monday VietNam
- Tư vấn các quy định của pháp luật về mã số mã vạch;
- Tư vấn khách hàng lựa chọn loại mã số phù hợp với quy mô sản xuất.
- Soạn thảo hồ sơ và đại diện nộp hồ sơ đăng ký tại Tổng cục TCĐLCL.
- Nhận kết quả là mã số mã và bàn giao cho khách hàng.
- Hướng dẫn đặt và sử dụng mã số mã vạch.
- Hướng dẫn cập nhật thông tin sản phẩm lên ứng dụng quét mã;
- Theo dõi và thông báo đến khách hàng thời hạn đóng phí duy trì theo quy định pháp luật.
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến mã số mã vạch của doanh nghiệp.
Cam kết của Monday VietNam
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch. Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm, có uy tín trong ngành cùng các luật sư có chuyên môn, Monday VietNam cam kết mang lại sự hài lòng của khách hàng với những tiêu chí làm việc sau:
- Uy tín và chuyên nghiệp trong công việc.
- Luôn đem đến những giải pháp tối ưu và phù hợp với từng khách hàng.
- Minh bạch và trung thực trong từng chi tiết, giảm thiểu tối đa rủi ro cho khách hàng.
- Phục vụ tận tâm, tiết kiệm thời gian, hạn chế đi lại và chi phí tối đa.
- Bảo mật nội dung công việc cao nhất.