Tầm quan trọng của tài sản trí tuệ là vô cùng lớn khi chúng chiếm đến khoảng 70% tổng tài sản của Doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu giá trị và tầm quan trọng của tài sản trí tuệ với Monday VietNam nhé.

Tài sản trí tuệ là gì?

Tài sản trí tuệ (TSTT) là những tài sản thu được từ các hoạt động trí tuệ, như các sản phẩm về khoa học kỹ thuật, các ý tưởng sáng tạo, bí quyết kinh doanh, các tác phẩm văn học nghệ thuật, phần mềm máy tính, giống cây trồng mới, sáng chế …

Giá trị và tầm quan trọng của Tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ thuộc loại tài sản vô hình, hình thành và phát triển trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập hiện nay tài sản trí tuệ tham gia ít nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các tài sản trí tuệ liên quan đến sở hữu công nghiệp như các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… Các doanh nghiệp khi tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc phát triển thị trường đều dựa trên đòn bẩy là các loại tài sản trí tuệ này để có bệ đỡ vững chắc cho việc phát triển doanh nghiệp. Tài sản trí tuệ còn có thể sinh lợi và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng TSTT… Giá trị của TSTT còn là yếu tố tạo nên thương hiệu và uy tín về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho người tiêu dùng.

Tài sản trí tuệ cũng bao gồm như: nguồn nhân lực, cấu trúc tổ chức (quy trình, biểu mẫu, quy chế …) và các mối quan hệ của doanh nghiệp (tập khách hàng, đối tác…). Mỗi yếu tố đều có vai trò quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.

Tài sản trí tuệ mang đến lợi ích to lớn và chiếm khoảng 70% tài sản của Doanh nghiệp. Vì vậy, Doanh nghiệp cần nhận biết được các Tài sản trí tuệ mà mình đang có, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ cũng như cách thức khai thác các tài sản đó hợp lý để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chính Doanh nghiệp.

Nếu để ý, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng danh sách các doanh nghiệp mà Forbes Việt Nam công bố Danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu hàng năm thì tài sản của các doanh nghiệp này phần lớn là TSTT – tài sản vô hình chứ không phải các doanh nghiệp này có tài sản phần lớn là tài sản hữu hình như văn phòng hay nhà xưởng, máy móc.

Doanh nghiệp thường có những loại Tài sản trí tuệ nào?

  1. Các tài sản trí tuệ mang bản chất khoa học kỹ thuật, gồm: Các thông tin – bí quyết kỹ thuật, các sáng chế, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, các bản vẽ, bản thiết kế, công thức, dữ liệu tính toán, dữ liệu thử nghiệm, phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu, công trình nghiên cứu, đồ án quy hoạch, sơ đồ bố trí/sắp xếp; giống cây trồng…
  2. Các tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật, gồm: Các tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm điện ảnh, các cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng, các bản ghi âm/ghi hình…
  3. Các tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, gồm: Bí mật thương mại, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, tên miền, …

Doanh nghiệp có cần bảo vệ và xác lập quyền Tài sản trí tuệ?

Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ thì một số tài sản cần xác lập quyền theo thủ tục luật định, có những tài sản Doanh nghiệp phải tự xác lập cơ chế bảo vệ tài sản.

Để xác lập quyền với TSTT, đầu tiên Doanh nghiệp cần xác định trong doanh nghiệp mình có những loại TSTT nào, từ đó lựa chọn phương thức bảo vệ TSTT cho phù hợp.

Các loại Tài sản trí tuệ luật quy định phải thực hiện thủ tục xác lập quyền tại cơ quan nhà nước:

  1. Nhãn hiệu: tên thương hiệu, logo,… được gắn trên hàng hóa, dịch vụ dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  2. Kiểu dáng công nghiệp: kiểu dáng sản phẩm, bao bì sản phẩm…
  3. Sáng chế: Quy trình hoặc là sản phẩm mới, có tính sáng tạo.

Các loại Tài sản trí tuệ luật không quy định thủ tục xác lập quyền, Doanh nghiệp tự tạo cơ chế bảo vệ

  1. Bí mật kinh doanh (công thức, quy trình thực hiện công việc, tệp thông tin khách hàng…): Doanh nghiệp phải tự xây dựng cơ chế bảo mật, quy định cách thức tiếp xúc thông tin, ghi nhận quy trình tạo ra bí mật kinh doanh, phân quyền cho các đối tượng trong doanh nghiệp được tiếp xúc với bí mật kinh doanh…
  2. Các loại TSTT luật không bắt buộc xác lập quyền nhưng doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện thủ tục xác lập quyền tại cơ quan nhà nước như:

Các tài sản trí tuệ là các đối tượng thuộc quyền tác giả, gồm: sách, giáo trình, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, kịch bản, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng…Đối với các loại tài sản trên: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt: nội dung, chất lượng, đã đăng ký hay chưa đăng ký, hình thức/phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố.

Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý vững chắc khi có sự xâm phạm quyền thì khi có các đối tượng TSTT này, Doanh nghiệp nên đăng ký xác lập quyền tại Cục bản quyền tác giả Việt Nam.

Dịch vụ xác lập quyền Tài sản trí tuệ do Monday VietNam cung cấp

  • Tư vấn xác định các loại tài sản có trong doanh nghiệp;
  • Tư vấn cơ chế bảo hộ/ xác lập quyền đối với từng loại TSTT cụ thể;

Monday VietNam là nhà tư vấn chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xác lập quyền bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ. Với chúng tôi, quy trình công việc phải đơn giản, rõ ràng, phải tối ưu để rút ngắn thời gian và giảm chi phí thấp nhất, chẳng những giúp ích cho khách hàng mà còn cho chính chúng tôi.

Yêu cầu trong công việc phải luôn có giải pháp toàn diện, hiệu quả mang tính lâu dài và phải tuân thủ các quy tắc đã được đặt ra nhằm hạn chế tối đa các thiếu sót dễ dẫn đến rủi ro trong tương lai.

>> Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi