An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, từ năm 2002 đến 2012, toàn tỉnh có 1532 nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký bảo hộ. Và từ năm 2013 đến tháng 02/2022, con số này đã tăng khoảng 40% khi có đến 2153 đơn đăng ký. Có thể thấy, nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu của các cá nhân, doanh nghiệp tại An Giang đã ngày một tăng lên. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp trẻ và mới tại An Giang chưa tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Vậy các cá nhân, doanh nghiệp cần làm gì để bảo hộ nhãn hiệu tại An Giang?

>> Xem thêm: Nhãn hiệu là gì?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cần làm gì trước ?

Thứ nhất, tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu

Hiển nhiên là khi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, điều tiên quyết là bạn cần chuẩn bị một mẫu nhãn hiệu hoàn thiện để tiến hành đăng ký cũng như tra cứu.

Tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu nên thực hiện trước đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, việc này nhằm giúp cá nhân, tổ chức xác định được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu và từ đó đưa ra quyết định có đăng ký hay không. Tránh đăng ký trùng hoặc nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước sẽ bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối cấp bằng bảo hộ.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tra cứu đăng ký nhãn hiệu

Thứ hai, chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ xem xét bảo hộ nhãn hiệu của mình thì cá nhân, doanh nghiệp tại An Giang cần nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần có:

1) Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;

2) Thông tin của chủ sở hữu nhãn hiệu;

  • Chủ sở hữu là cá nhân: CMND/CCCD/Passport;
  • Chủ sở hữu là tổ chức/doanh nghiệp: giấy phép thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

3) Ngành nghề hoạt động kinh doanh hoặc liệt kê sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu;

VD: Muốn bảo hộ nhãn hiệu “WINWYN coffee” thì sản phẩm mang nhãn hiệu cần bảo hộ là cà phê.

4) Tài liệu khác (nếu có):

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu (đối với nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận)
  • Các tài liệu để chứng minh quyền ưu tiên nộp đơn

>> Xem thêm: Đơn đăng ký nhãn hiệu – những điều nhất định phải biết


Đăng ký nhãn hiệu tại An Giang, nộp hồ sơ ở đâu ?

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký và chịu trách nhiệm xem xét cấp văn bằng bảo hộ là Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội (Cục SHTT) (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội).

Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký cũng có thể được nộp tại văn phòng đại diện của Cục SHTT tại:

  • Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Chủ sở hữu đăng ký có thể nộp đơn tại một trong các địa chỉ trên, bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Ngoài ra, hiện nay, Cục SHTT cũng chấp nhận đơn đăng ký dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.


Quy trình xét nghiệm cấp bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ (bao gồm các tài liệu và lệ phí theo quy định);

Bước 2: Thẩm định hình thức để ra Quyết định chấp nhận hợp lệ đơn (1 tháng);

Bước 3: Công bố đơn trong vòng 02 tháng kể từ ngày đơn có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu về việc cấp hoặc dự định từ chối bảo hộ (9 tháng);

Bước 5: Thông báo và làm thủ tục Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay, quy trình xét nghiệm cấp bằng đăng ký nhãn hiệu là 12 tháng tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các yếu tố khác nên thực tế thời gian xét nghiệm bị kéo dài đến 18 tháng hoặc hơn.

>> Xem thêm: Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu


Monday VietNam cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại An Giang

Monday Vietnam là công ty uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và đăng ký nhãn hiệu. Chúng tôi sở hữu một đội ngũ chuyên gia, luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ đã được đào tạo và tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín.

Quy trình từ vấn đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tiến hành kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ;
  • Bước 2: Tra cứu thông tin và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu một cách toàn diện;
  • Bước 3: Tư vấn cho khách hàng các giải pháp hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất;
  • Bước 4: Soạn thảo bộ hồ sơ hoàn chỉnh và thay mặt khách hàng nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Bước 5: Theo dõi tiến trình thẩm định của đơn và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có);
  • Bước 6: Nhận văn bằng và gửi lại cho quý khách hàng.

Khi lựa chọn sử dụng dịch vụ tại Monday Vietnam, Quý khách hàng hoàn toàn an tâm tin tưởng:

  1. Tư vấn, áp dụng phương án giải quyết vấn đề phù hợp;

2. Sự minh bạch, trung thực và sâu sát mọi vấn đề phát sinh

3. Độ bảo mật thông tin tuyệt đối cho khách hàng.

Với mong muốn luôn hết mình tận tâm vì khách hàng, Monday Vietnam đã thay mặt rất nhiều cá nhân, tổ chức xác lập thành công vô số văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước. Trong đó, không thể không kể các nhãn hiệu có tiếng mà khách hàng đăng ký bảo hộ thành công tại Monday VietNam như:

Thương hiệu hệ thống ẩm thực truyền thống Bánh Mì Má Hải


Công ty buôn bán vàng bạc đá quý


Thương hiệu mỹ phẩm trang điểm chuyên nghiệp


Monday Vietnamnơi bạn hoàn toàn có thể an tâm tin tưởng với những phương án giải quyết vấn đề phù hợp; sự minh bạch, trung thực trong công việc; và độ bảo mật thông tin tuyệt đối khi sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

@Monday VietNam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi
DMCA.com Protection Status