Bản quyền (quyền tác giả) đối với các tác phẩm được phát sinh một cách tự động. Nhưng không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có thể được bảo hộ. Mà chúng cần phải đáp ứng một số điều kiện. Những điều kiện này không quá phức tạp. Nhưng nếu không để ý, Quý khách hàng có thể sẽ gặp khó khăn khi có sự cố xảy ra. Hãy cùng Monday Vietnam tìm hiểu và nắm rõ điều kiện bảo hộ bản quyền tại Việt Nam nhé.

Thứ nhất, bản quyền không bảo hộ ý tưởng sáng tạo.

Tiền đề để một tác phẩm được sinh ra luôn xuất phát từ những ý tưởng. Nhưng nếu “tác phẩm” chỉ dừng lại ở đó thì thật khó để xác định và áp dụng cơ chế để bảo hộ. Bởi lẽ, ý tưởng hoàn toàn có thể tương tự nhau. Nhưng nếu chúng được sáng tạo theo cách thức khác nhau, chúng sẽ mang những dấu ấn riêng biệt.

Thứ hai, bản quyền bảo hộ tác phẩm không phân biệt nội dung, chất lượng (ngoại trừ một số trường hợp).

Một tác phẩm được đánh giá xuất sắc hay nhàm chán đều xuất phát từ yếu tố chủ quan. Điều này dựa trên cảm quan của mỗi người. Điều này hoàn toàn không thể phủ nhận công sức sáng tạo của tác giả. Vì thế, việc xem xét nội dung, chất lượng tác phẩm đạt được tiêu chí nào để được bảo hộ bản quyền là không cần thiết. 

Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng điều này không có nghĩa là bất kỳ nội dung nào cũng đều được bảo hộ bản quyền. Theo đó, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ bản quyền được quy định tại Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành (Luật SHTT) bao gồm:

Tin tức thời sự thuần túy chỉ mang tính chất đưa tin mà không có tính sáng tạo;

Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó;

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, nguyên lý, số liệu.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng không bảo hộ những tác phẩm có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội hay đi ngược lại với những lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật SHTT: “[…] không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh”.

Thứ ba, tác phẩm được bảo hộ bản quyền phải có tính nguyên gốc.

Tính nguyên gốc gắn liền với một tác phẩm là điều kiện bắt buộc để phát sinh việc bảo hộ bản quyền đối với tác phẩm đó. Tuy nhiên, không có văn bản pháp luật nào đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tính nguyên gốc. Nhưng nhìn chung, có thể hiểu, tác phẩm có tính nguyên gốc là tác phẩm được tác giả sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình một cách độc lập mà không sao chép từ bất kỳ tác phẩm nào khác. Trong một tác phẩm, tính nguyên gốc chính là “dấu ấn cá nhân” của tác giả. Bởi chúng thể hiện góc nhìn chủ quan của tác giả đối với cuộc sống, không phải của người khác. Đây chính là một điều kiện quan trọng để việc bảo hộ bản quyền được xác lập.

Cuối cùng, tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Tác phẩm chỉ được bảo hộ bản quyền khi đã được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Cụ thể, khoản 1 Điều 6 Luật SHTT đã khẳng định “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định “Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt.

Như vậy, tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất là tác phẩm được tác giả vận dụng các công cụ, loại hình nghệ thuật làm phương tiện để trình diễn, bài trí, tạo hình… những ý tưởng sáng tạo của mình sao cho người đọc, người xem có thể cầm nắm được, cảm nhận được, thưởng thức được bằng các giác quan của mình. Ví dụ, các tác phẩm được viết trên giấy, lưu trữ trong đĩa, vẽ bằng sơn dầu hoặc ghi vào băng. Hay các tác phẩm múa ba lê, các bài ứng khẩu. Hoặc buổi biểu diễn trực tiếp được ghi âm, ghi hình lại.

>> Xem thêm bài viết Bảo hộ ý tưởng bằng quyền tác giả, được hay không?

Nhật Ánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi
DMCA.com Protection Status