Điều kiện bảo hộ và thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành (Điều 13 – Điều 15), một tác phẩm để được bảo hộ phải đáp ứng được 4 điều kiện sau:

  • Thứ nhất, phải là sản phẩm sáng tạo: các tác phẩm là sản phẩm lao động trí tuệ của con người. Cụ thể, theo quy định tại Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ thì: “1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này…”
  • Thứ hai, được thể hiện dưới 1 hình thức nhất định: viết, âm thanh, hình ảnh, hành động (múa, kịch…), không gian 3 chiều (điêu khắc, tạo hình), đa phương tiện…; được bảo hộ tự động chứ không bắt buộc phải thông qua thủ tục đăng ký như các đối tượng sở hữu công nghiệp.  Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 14.
  • Thứ ba, phải bảo đảm tính nguyên gốc: tức là sản phẩm được sáng tạo một cách độc lập mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
  • Thứ tư, không thuộc các trường hợp tác phẩm không được bảo hộ ở Điều 15 (tin tức thời sự thuần túy, văn bản pháp luật, văn bản hành chính,…).

Quyền tác giả có thời hạn bảo hộ:  bảo hộ vô thời hạn và bảo hộ có thời hạn.

  • Bảo hộ vô thời hạn đối với quyền nhân thân gồm quyền: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
  • Bảo hộ có thời hạn đối với các quyền sau:

– Quyền nhân thân: quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

– Quyền tài sản gồm các quyền được quy định ở Điều 20.

– Thời hạn bảo hộ các quyền trên:

  1. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
  2. Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a (vd tác phẩm âm nhạc, kiến trúc,…) có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
  3. Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Ví dụ: các bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được bảo hộ quyền tài sản suốt đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả mất (Trịnh  Công Sơn mất 1/4/2001), nghĩa là tới 24h ngày 31/12/2051 là hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi
DMCA.com Protection Status