Hãy cùng Monday VietNam tìm hiểu các bước cơ bản nhất để quản trị tài sản trí tuệ tại doanh nghiệp.
Ngày nay, tài sản trí tuệ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng khối tài sản của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ xuất hiện rất nhiều tài sản trí tuệ tồn tại dưới các đối tượng như: sáng kiến, quyền tác giả, nhãn hiệu sản phẩm, logo doanh nghiệp, sáng chế, kiểu dáng của sản phẩm, bí quyết kinh doanh, …
Để nhận diện và khai thác được giá trị thương mại của tài sản trí tuệ thì doanh nghiệp cần thực hiện các bước quản trị tài sản trí tuệ. Cũng giống như các đối tượng khác trong doanh nghiệp cần được quản trị như quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị rủi ro… thì tài sản trí tuệ cũng là một đối tượng rất quan trọng cần được quản trị.
Thực tế, tài sản trí tuệ chính là tài sản được tạo dựng sớm nhất, đầu tư công sức nhiều nhất, mang lại hiệu quả cao nhất và bền vững nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề sử dụng, khai thác, phát triển và bảo vệ các tài sản này là hết sức cần thiết bởi nó quyết định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ thông thường sẽ được doanh nghiệp quản trị thông qua 5 bước cơ bản sau:
Bước 1: Nhận diện, thống kê và phân loại tài sản trí tuệ hiện có
Tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp hoạt động mà doanh nghiệp cần xác định được đâu là tài
sản trí tuệ, từ đó thống kê và phân loại các tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp hiện có.
Bước 2: Phân tích và đánh giá từng đơn vị tài sản trí tuệ ở nhiều mặt
Sau khi đã nhận diện, thống kê và phân loại được từng đối tượng tài sản trí tuệ thì doanh nghiệp tiến hành phân tích và đánh giá từng đơn vị tài sản trí tuệ từ nhiều mặt để đưa ra phương án lưu, bảo mật, bảo vệ sao cho phù hợp.
Bước 3: Xây dựng hệ thống lưu chứng và quy trình bảo mật
Phân tích và đánh giá được các đơn vị tài sản trí tuệ thì doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng hệ thống lưu các tài sản trí tuệ, đồng thời xây dựng quy trình bảo mật với đơn vị tài sản trí tuệ nào cần được bảo mật.
Bước 4: Tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền
Tùy thuộc vào từng đối tượng của tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp tiến hành các phương án đăng ký bảo hộ cho phù hợp. Cần lưu ý là không phải tất cả các tài sản trí tuệ đều buộc tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền mới xác lập được quyền sở hữu.
Bước 5: Xây dựng và quản trị quá trình thương mại hóa
Sau khi xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình thì doanh nghiệp tự do lên phương án khai thác thương mại tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
Việc nhận diện các đối tượng là tài sản trí tuệ cũng như thực hiện các bước quản trị tài sản trí tuệ không phải là một việc đơn giản mà đòi hỏi tính chuyên môn rất cao. Doanh nghiệp có thể có nhân sự với vai trò là quản trị viên tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, hoặc một phòng ban có chuyên môn để thực hiện quản trị tài sản trí tuệ. Đơn giản hơn hết, Doanh nghiệp có thể tham khảo đến các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp như Monday VietNam chúng tôi.
Đọc thêm bài viết 3 lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp dành cho startup