Thời gian gần đây, lực lượng chức năng các tỉnh thành trên cả nước đang quyết liệt tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp. Phát hiện cho thấy thực trạng xâm phạm vẫn đang diễn ra ngày càng phổ biến, đến mức báo động, đặc biệt là tình trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

>>> Tình hình xử lý hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong 9 tháng đầu năm 2024

Đà Nẵng xử phạt hành chính 500 triệu đồng một doanh nghiệp vi phạm

Thực hiện kiểm tra đột xuất đối với Công ty TNHH MTV H.T.P có địa chỉ tại KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT TP Đà Nẵng đã phát hiện 90 động cơ diesel có dấu hiệu là hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Cụ thể, phát hiện trên các động cơ hiệu Tiger này có gắn dấu hiệu “TIGER POWER, hình” và dấu hiệu “HOBI” – hai dấu hiệu đã và đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Ngay lập tức xác minh và làm việc, cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính với số tiền xử phạt lên đến 500 triệu đồng. Hành vi vi phạm được xác định: Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Bên cạnh việc xử phạt hành chính, trong Quyết định xử phạt đối với Công ty nêu trên còn buộc yêu cầu tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm, tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên tới gần 1,2 tỷ đồng.

Thanh Hóa: Xử phạt với tình tiết tăng nặng do tái phạm

Trước đó, lực lượng chức năng đã đột xuất kiểm tra tại HKD Nguyễn Cao Cường (phường Lam Sơn), phát hiện HKD này trưng bày để bán hàng hóa là giày, dép giả mạo các nhãn hiệu lớn như: GUCCI, CHANEL, LOUIS VUITTON, NIKE, ADIDAS, … với hơn 120 đôi giày và hơn 200 đôi dép. Tính tổng giá trị hàng hóa vi phạm tại thời điểm phát hiện là gần 70 triệu đồng.

Tuy nhiên, tháng 10 năm ngoái (2023), HKD Nguyễn Cao Cường cũng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự như trên với mức xử phạt là 50 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa là giày, dép giả mạo.

Do đó, trong lần vi phạm bị phát hiện này, HKD Nguyễn Cao Cường sẽ bị áp dựng tình tiết tăng nặng do tái phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính, HKD này còn phải chi trả toàn bộ mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Thời gian khắc phục sẽ là 10 ngày kể từ ngày ký quyết định, nếu quá thời hạn này mà HKD không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo đúng quy định của pháp luật.

Kết luận

Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đang ở mức đáng báo động, với nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng được phát hiện và xử lý. Từ việc xử phạt nặng đối với các doanh nghiệp vi phạm, như trường hợp Công ty TNHH MTV H.T.P ở Đà Nẵng, cho đến tình tiết tái phạm của các hộ kinh doanh như Nguyễn Cao Cường tại Thanh Hóa, cho thấy công tác kiểm tra và xử lý vẫn cần được tăng cường hơn nữa.

Những hành vi xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của các thương hiệu mà còn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp, cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn từ cơ quan chức năng, cùng với sự nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Chỉ khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng chung tay, tình trạng này mới có thể được cải thiện một cách bền vững.

>>> Đột phá của Trung Quốc với Tấm pin mặt trời “tối thượng” có thể tái chế 100%

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi
DMCA.com Protection Status