Thị trường âm nhạc hiện nay đang là một trong những lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ với nhiều tác phẩm được mọi người yêu thích. Các tác phẩm âm nhạc được ra mắt ngày càng nhiều, cùng lúc đó những vấn đề về tác quyền – quyền tác giả cũng ngày càng gia tăng và cần được bảo vệ. Sau đây, hãy cùng Monday VietNam giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hợp đồng tác quyền âm nhạc – một bằng chứng pháp lý để bảo vệ tác phẩm âm nhạc của bạn.
Có cần thiết phải thiết lập hợp đồng tác quyền âm nhạc?

Hợp đồng tác quyền âm nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia vào quá trình sáng tác và sử dụng âm nhạc. Hợp đồng này xác định rõ ràng quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, đây là bằng chứng để có thể bảo vệ tác phẩm âm nhạc khỏi việc sao chép, sử dụng trái phép của người khác vào những mục đích xấu.
Trong trường hợp tác phẩm âm nhạc sử dụng vào mục đích thương mại, hợp đồng sẽ quy định rõ ràng về cách thức chia sẻ lợi nhuận từ việc khai thác tác phẩm giữa các bên liên quan, về thỏa thuận giữa các bên, giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình hợp tác, tạo ra sự minh bạch và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên.
Do đó, việc thiết lập hợp đồng tác quyền âm nhạc là việc cần được thực hiện của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Quy định pháp lý về hợp đồng tác quyền âm nhạc

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng nói chung là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Hợp đồng tác quyền âm nhạc cũng là một dạng của hợp đồng, là thỏa thuận pháp lý giữa tác giả, chủ sở hữu với bên thứ ba, quy định về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng tác phẩm âm nhạc.
Bên cạnh đó, quy định pháp lý chính cho hợp đồng tác quyền âm nhạc là Luật Sở hữu trí tuệ, Luật này quy định về quyền tác giả, các hình thức vi phạm bản quyền và các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền của tác giả, kèm theo các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện các quy định của Luật.
Mẫu hợp đồng tác quyền âm nhạc
Sau đây là mẫu hợp đồng tác quyền âm nhạc mà bạn có thể tham khảo để thực hiện giao kết hợp đồng: Mẫu hợp đồng tác quyền âm nhạc này sẽ giúp xác định rõ quyền và nghĩa cụ của các bên, đảm bảo sự minh bạch trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ quyền lợi của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
>>>>> Xem thêm bài viết: DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC PHẨM ÂM NHẠC
FAQ: Monday VietNam giải đáp một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng tác quyền âm nhạc

Hợp đồng tác quyền âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của tác giả về các bên liên quan. Tuy nhiên, có không ít cá nhân và tổ chức vẫn chưa nắm rõ những thông tin về loại hợp đồng này. Sau đây, Monday VietNam sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp, hỗ trợ bạn trong hành trình bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình:
1. Hậu quả không xin phép sử dụng bản quyền là gì?
Việc sử dụng tác phẩm có bản quyền mà không được sự cho phép của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
- Thứ nhất, việc không xin phép sẽ dẫn đến việc kiện tụng, tác giả, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức xâm phạm bản quyền bồi thường thiệt hại về kinh tế do hành vi vi phạm gây ra, yêu cầu chấm dứt hành vi sử dụng trái phép tác phẩm và tùy vào mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức xâm phạm có thể bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai, việc sử dụng tác phẩm trái phép sẽ ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức xâm phạm, việc này sẽ làm mất uy tín, dẫn đến các mối quan hệ, cơ hội hợp tác sẽ giảm dần, thậm chí, các tác phẩm có thể bị tẩy chay, vướng vào nhiều vấn đề khi vi phạm bản quyền.
2. Làm gì để không vi phạm về hợp đồng tác quyền âm nhạc?
Để không vi phạm về hợp đồng tác quyền âm nhạc, khi ký kết hợp đồng, các bên cần đọc kỹ hợp đồng làm rõ những vấn đề trong hợp đồng để tránh vướng vào các vấn đề pháp lý. Các bên ký kết cần tuân thủ theo đúng điều khoản được quy định trong hợp đồng, thực hiện đúng theo thỏa thuận, bảo mật các thông tin liên quan đến tác phẩm và hợp đồng.
Ngoài ra, các bên ký kết có thể liên hệ đến các đơn vị dịch vụ pháp lý uy tín để có thể được tư vấn, hỗ trợ thực hiện hợp đồng một cách an toàn nhất.
3. Có cần xin phép sử dụng bản quyền bài hát và tác phẩm âm nhạc không?
Để có thể sử dụng bản quyền bài hát, tác phẩm âm nhạc một cách hợp pháp, đúng quy định pháp luật thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tác phẩm cần phải xin phép sử dụng tác phẩm bằng cách liên hệ với tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm để thỏa thuận hoặc liên hệ các hiệp hội như Hội Nhạc sĩ Việt Nam, các trung tâm ủy quyền như Trung tâm Bảo vệ tác giả để có thể tiếp cận tác phẩm và được hướng dẫn thực hiện cấp phép thuận tiện và hiệu quả nhất.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có một cái nhìn tổng quan về hợp đồng tác quyền âm nhạc và biết được tầm quan trọng của việc phải xin phép bản quyền tác phẩm âm nhạc, vai trò và lợi ích mà nó mang lại trong việc bảo vệ tác phẩm nói chung và giúp cho các bên tham gia trong hợp đồng tránh được những vấn đề pháp lý nói riêng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Monday Vietnam luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình bảo vệ và phát triển giá trị sáng tạo.