Hiện nay, những vấn đề liên quan đến bản quyền ngày càng gia tăng khi càng ngày càng có nhiều giao dịch giữa các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tác phẩm, họ cần có một thỏa thuận với nhau để bên có nhu cầu sử dụng tác phẩm một cách hợp pháp. Sau khi có thỏa thuận, cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm cần có một khoản phí cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm như là một khoản phí mua tác phẩm, gọi là tiền bản quyền. Sau đây, Monday VietNam sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn về tiền bản quyền này nhé.

Tiền bản quyền là gì?

Tiền bản quyền là khoản tiền mà tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nhận được khi tác phẩm của họ được người khác sử dụng hoặc khai thác, là một cách để tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người tạo ra tác phẩm. Hình thức và mức phí bản quyền này sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Khi nào được sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần xin phép nhưng vẫn phải trả tiền bản quyền?

Theo quy định tại Điều 26 và Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 , những tác phẩm đã được công bố được sử dụng mà không cần xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền bao gồm: 

  • Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ/ không có tài trợ, quảng cáo, có thu tiền/ không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng, trừ tác phẩm điện ảnh.
  • Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng, trừ tác phẩm điện ảnh.
  • Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ/ không có tài trợ, quảng cáo, có thu tiền/ không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng.
  • Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền theo thỏa thuận cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng.

>>>>> Xem thêm bài viết: Các trường hợp sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép, trả tiền cho tác giả

Những yếu tố nào quyết định mức tiền bản quyền?

Theo quy định tại Điều 44a Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tiền bản quyền được xác định theo khung và biểu mức căn cứ vào loại hình, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng; hài hòa lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội theo thời gian và địa điểm diễn ra hành vi khai thác, sử dụng đó.  Ngoài ra, mức tiền bản quyền này có thể thay đổi sao cho phù hợp với thỏa thuận của các bên, phù hợp với chi phí sản xuất, giá trị thương hiệu của tác phẩm, tránh gây ra sự bất lợi cho tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm.

Qua bài viết trên, Monday VietNam đã tìm hiểu rõ hơn về vấn đề tiền bản quyền, hy vọng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn. Nếu bạn cần thực hiện thỏa thuận về tiền bản quyền, các bên thỏa thuận cần liên hệ đến những đơn vị dịch vụ pháp lý uy tín để có thể được hỗ trợ một cách chính xác nhất. 

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi