Có bắt buộc đăng ký bản quyền kịch bản phim ?

Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển, điện ảnh ngày nay không còn là một loại hình giải trí mới lạ đơn thuần, mà điện ảnh đã trở thành một nghệ thuật và công cụ truyền thông đại chúng, giải trí quan trọng bậc nhất của xã hội hiện đại. Vì vậy, nên lợi nhuận có được từ các tác phẩm điện ảnh nói chung và phim ảnh nói riêng mang lại là rất lớn. Điều đó dẫn đến việc ăn cắp, đạo, nhái ý tưởng, kịch bản phim là không thể tránh khỏi. Vậy làm sao để các tác giả bảo vệ “những đứa con tinh thần” của mình tránh khỏi những “cái máy sao chép”.

Có bắt buột đăng ký bản quyền kịch bản phim ?

Theo khoản 1 điều 6 Luật SHTT, Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Đồng thời, theo khoản 2 điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ thì việc nộp đơn để cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Nghĩa là, quyền tác giả được tự động bảo hộ, không cần đăng ký với cơ quan nhà nước.

Tại sao phải đăng ký bản kịch bản quyền phim?

Khi sản xuất ra một bộ phim, ngoài giá trị tinh thần mà bộ phim đó mang lại thì đi kèm theo đó là giá trị thương mại cũng rất lớn. Khi có yếu tố thương mại xuất hiện, thì việc nhiều cá nhân, tổ chức đánh cắp kịch bản phim hoặc thậm chí là ý tưởng phim là rất lớn. Đây rõ ràng là một điều bất công đối với tác giả đã viết bộ phim đó.

Mặc dù cơ chế tự động bảo hộ sẽ giúp cho tác giả tiết kiệm thời gian, tiền bạc, và công sức nhưng việc chứng minh được rằng tác phẩm điện ảnh đó là của mình còn rất phức tạp và tốn thời gian. Vì vậy, việc đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh nhằm xác lập quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình một cách hợp pháp và dễ dàng chứng minh quyền khi có các tranh chấp.

Thời hạn bảo hộ:

Theo điều 27 LSHTT 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì quyền tác giả đối với tác phẩm phim gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, do đó thời hạn bảo hộ được quy định như sau:

  • Quyền nhân thân: vô thời hạn
  • Quyền tài sản: 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm, kể từ khi tác phẩm phim được định hình nhưng chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình.

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi