Ngày 26/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng 2024, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mở ra kỷ nguyên công chứng điện tử trên toàn quốc. Cùng Monday VietNam tìm hiểu chi tiết những nội dung liên quan đến công chứng điện tử trong bài viết sau đây.

1. Công chứng điện tử là gì?
Công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử, tuân thủ nguyên tắc: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Khách quan, trung thực. Tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hành nghề công chứng và các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu;
b) Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Công chứng 2024.
2. Văn bản công chứng điện tử

Văn bản công chứng điện tử là chứng thư điện tử được tạo lập theo nguyên tắc và phạm vi quy định tại Điều 62 của Luật Công chứng 2024: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Khách quan, trung thực. Tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hành nghề công chứng. Bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu; Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Công chứng 2024.
Văn bản công chứng điện tử có hiệu lực kể từ thời điểm được ký bằng chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
Văn bản công chứng điện tử có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 của Luật Công chứng 2024: Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, là cơ sở để các bên tham gia giao dịch đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến giao dịch đã được công chứng. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Văn bản công chứng được chuyển đổi có giá trị như bản gốc khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, trừ trường hợp pháp luật quy định loại văn bản đó được chuyển giao quyền sở hữu và chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất.
3. Hai hình thức công chứng điện tử

Luật Công chứng 2024, cụ thể tại khoản 1 Điều 65, quy định rõ ràng về hai hình thức công chứng điện tử:
Công chứng điện tử trực tiếp
Người yêu cầu công chứng vẫn giao kết giao dịch trực tiếp trước sự chứng kiến của công chứng viên. Điểm khác biệt là công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng sẽ sử dụng chữ ký số để xác nhận giao dịch, tạo ra văn bản công chứng điện tử.
Công chứng điện tử trực tuyến (online)
Đây là điểm mới đột phá, cho phép các bên tham gia giao dịch không cần có mặt tại cùng một địa điểm. Họ có thể giao kết giao dịch thông qua các phương tiện trực tuyến, dưới sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên.Tương tự, công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng sẽ sử dụng chữ ký số để xác nhận giao dịch.
Luật Công chứng 2014 hiện hành (khoản 1 Điều 48) yêu cầu các bên phải ký trực tiếp trước mặt công chứng viên, loại trừ khả năng công chứng online. Điều này cũng áp dụng cho việc điểm chỉ, trừ trường hợp đặc biệt đối với tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã đăng ký mẫu chữ ký. Sự thay đổi này của Luật Công chứng 2024 đem lại sự thay đổi lớn cho ngành công chứng.
Việc triển khai công chứng online là một quy định hoàn toàn mới, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho người dân và doanh nghiệp. Từ ngày 1/7/2025 các bên tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng không có mặt tại cùng một địa điểm và giao kết giao dịch thông qua phương tiện trực tuyến trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của Monday VietNam bổ ích đối với bạn.