Nhạc chuông, nhạc chờ là gì? Cần phải đăng ký bản quyền nhạc chuông, nhạc chờ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Monday VietNam qua bài viết này.
Nhạc chuông, nhạc chờ là gì?
Nhạc chuông là âm thanh được phát ra từ điện thoại để thông báo cuộc gọi đến. Ở thuở sơ khai, nhạc chuông chỉ là những giai điệu được cấu tạo từ những âm sắc giản đơn. Giờ đây, công nghệ và ngành công nghiệp âm nhạc đã phát triển vượt bậc, người dùng đã được phép thỏa sức cài đặt tùy theo sở thích âm thanh của mình.
Nhạc chờ xuất hiện trong thời gian đợi cuộc gọi đi được nối máy. Người dùng có thể chọn phát đoạn âm thanh yêu thích từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Điều này nhằm thay thế các tiếng tít tít đơn giản của nhà mạng. Từ đó, giúp giảm thiểu sự nhàm chán trong việc chờ đợi của người gọi. Hơn thế, nhạc chờ còn thể hiện sở thích cá nhân của chủ sở hữu thuê bao.
Có nên đăng ký bản quyền đối với nhạc chuông, nhạc chờ hay không?
Các chủ sở hữu NÊN đăng ký bản quyền đối với nhạc chuông, nhạc chờ. Về cơ bản, các bản nhạc này có thể được đăng ký quyền tác giả hoặc/và quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là “quyền liên quan”).
Đăng ký quyền tác giả nhạc chuông nhạc chờ
- Trường hợp người đứng tên đăng ký là tác giả (người sáng tác ra phần giai điệu hoặc/và phần lời) thì có thể đăng ký dưới dạng quyền tác giả với tư cách chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả đối với tác phẩm âm nhạc;
- Người đăng ký cũng có thể đăng ký dưới dạng quyền tác giả với tư cách là chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong các trường hợp sau:
- Người đăng ký giao hoặc ký kết hợp đồng với tác giả;
- Người đăng ký là người thừa kế quyền tác giả;
- Người đăng ký là người được chuyển giao quyền tác giả.
- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc chuông, nhạc chờ
- Vô hạn đối với quyền nhân thân;
- Suốt cuộc đời và 50 năm tiếp theo ngày tác giả hoặc đồng tác giả cuối cùng qua đời đối với quyền tài sản. Thời hạn này sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Đăng ký quyền liên quan nhạc chuông nhạc chờ
- Nếu người đứng tên đăng ký là người đầu tư thời gian, tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm nhạc chuông, nhạc chờ thì sẽ có quyền đăng ký bản quyền với tư cách là chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm đó.
- Thời hạn bảo hộ quyền liên quan đối với nhạc chuông, nhạc chờ
- 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm được định hình nếu bản ghi âm chưa được công bố.
- Thời hạn này sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền liên quan.
Cần chuẩn bị giấy tờ gì để tiến hành đăng ký bản quyền nhạc chuông, nhạc chờ?
Theo pháp luật hiện hành, thành phần hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bằng tiếng Việt theo mẫu quy định.
- 02 bản sao nhạc chuông, nhạc chờ. Trong đó, 01 bản sẽ lưu tại Cục Bản quyền tác giả và 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận.
- Nếu đăng ký quyền tác giả thì cung cấp tác phẩm thể hiện bản giấy dưới dạng ký âm hoặc chép vào đĩa CD;
- Nếu đăng ký quyền liên quan thì phải sao chép vào đĩa CD.
- Các tài liệu khác (nếu có).
Quy trình đăng ký bản quyền nhạc chuông, nhạc chờ tại Monday VietNam?
Trong thời hạn 15-30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Dịch vụ đăng ký bản quyền nhạc chuông, nhạc chờ tại Monday Vietnam
Monday Vietnam là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ đăng ký bản quyền tại Việt Nam. Chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư và chuyên gia có chuyên môn, tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo chất lượng cao như Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế – Luật…
Với phong cách làm việc minh bạch, trung thực, tận tâm, bảo mật thông tin khách hàng cùng các phương án giải quyết công việc tối ưu, quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền nhạc chuông, nhạc chờ tại Monday Vietnam.
Xem thêm bài viết về Bảo hộ ý tưởng có được bảo hộ quyền tác giả, được hay không? của Monday Vietnam