Chương trình OCOP là gì?
Chương trình OCOP (Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị và là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện. Định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ và quản lý, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ các khâu như Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng…
Hiện nay, với sự hỗ trợ rất mạnh mẽ từ các cấp chính quyền địa phương, chương trình OCOP đã được phát động, trải dài khắp 63 tỉnh thành với hoạt động sôi nổi, không mang tính phong trào như các chương trình trước đây. Nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, có thương hiệu và đã được xuất khẩu sang các nước trên thế giới.
Tiêu chuẩn tham gia Chương trình OCOP
Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP là những sản phẩm đặc trưng, truyền thống gắn với cộng đồng địa phương thuộc 6 nhóm sản phẩm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, Lưu niệm – nội thất – trang trí, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Sản phẩm tham gia chương trình phải đáp ứng được một số yêu cầu:
- Phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa.
- Phát huy sự sáng tạo và sức mạnh cộng đồng để tổ chức sản xuất và hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng.
- Phát triển liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững các sản phẩm hàng hóa.
Hồ sơ tham gia Chương trình OCOP
Các đơn vị tham gia chương trình OCOP (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã,…) chuẩn bị hồ sơ gửi UBND cấp huyện để hoàn thiện hồ sơ gửi UBND tỉnh.
Hồ sơ các chủ thể tham gia cần chuẩn bị bao gồm:
- Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm;
- Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm;
- Giới thiệu bộ máy tổ chức;
- Giấy đăng ký kinh doanh;
- Sản phẩm mẫu;
- Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, mã số mã vạch, giấy công bố chất lượng sản phẩm,…
- Các loại giấy tờ minh chứng bổ sung khác,…
Lợi ích khi tham gia chương trình OCOP
Khi tham gia thành công chương trình OCOP, sản phẩm được quảng bá sâu rộng, tăng khả năng cạnh tranh và tăng uy tín thương hiệu trên thị trường. Đồng thời, với uy tín của Chương trình còn góp phần khẳng định được chất lượng của sản phẩm, mang lại cho người tiêu dùng sự yên tâm, tin tưởng khi sử dụng. Mặt khác, còn được sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước, được niêm yết trong danh sách các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP tại website của Chương trình, mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường nước ngoài.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu SẢN PHẨM OCOP
Một trong những tài liệu, giấy tờ chứng minh rất quan trọng trong hồ sơ tham gia OCOP đó chính là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay còn được mọi người biết đến là bằng bảo hộ độc quyền thương hiệu (nhãn hiệu). Các sản phẩm khi tham gia chương trình OCOP đều phải được đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trường hợp nhãn hiệu mang tên đia danh, địa phương thì phải đăng ký Chỉ dẫn địa lý.
Việc đăng ký nhãn hiệu OCOP là không khó, dù vậy đây cũng là một việc mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi người thực hiện đăng ký cần có kiến thức và kinh nghiệm nhất định để làm đúng hồ sơ theo qui định. Chính vì vậy, khi các đơn vị tham gia tiến hành đăng ký thì nên chọn các tổ chức dịch vụ tư vấn đăng ký uy tín để có thể dễ dàng thực hiện thủ tục, tránh được các rủi ro phát sinh sau này và tiết kiệm thời gian.
Lý do vì sao nên phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ?
- Khẳng định quyền sở hữu hợp pháp và có cơ sở pháp lý vững chắc khi xử lý xâm phạm.
- Độc quyền sử dụng và khai thác nhãn hiệu.
- Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép nhãn hiệu.
- Bảo hộ trước khi bị người khác chuộc lợi đi đăng ký trước.
- Tăng uy tín thương hiệu của sản phẩm trên thị trường.
- Tạo sự yên tâm cho chủ nhãn hiệu khi bỏ tiền và công sức đầu tư.
- Làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống nhượng quyền thương hiệu/mua bán.
Để tìm hiểu sâu hơn về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quý vị có thể truy cập tại đây.
Monday VietNam với đội ngũ chuyên gia, luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực, đã tư vấn hàng nghìn nhãn hiệu trong và ngoài nước được bảo hộ thành công. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu khi tham gia Chương trình OCOP.
Liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc số điện thoại: 0862007080 (Ms. Thư) để có thể được hỗ trợ ngay.
>>> xem thêm ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO SẢN PHẨM THỜI TRANG