Tra cứu nhãn hiệu là một trong các bước quan trọng cần được tiến hành trước khi soạn đơn đăng ký nhãn hiệu. Vậy, tra cứu nhãn hiệu như thế nào để giúp chủ đơn đăng ký có thể biết được nhãn hiệu mà mình dự định đăng ký đã có người khác đăng ký trước hay chưa. Từ đó, chúng ta có thể đánh giá được phần nào đó về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mà mình định đăng ký?

Monday VietNam sẽ hướng dẫn cách tra cứu tên nhãn hiệu cơ bản nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm được:

Bước 1: Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu

Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trong phạm vi ngành nghề mà chúng ta đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Vì thế, trước khi tiến hành việc tra cứu nhãn hiệu, chúng ta cần xác định được phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Việc này nhằm tránh việc đăng ký không bao quát hết phạm vi các hoạt động kinh doanh hoặc đăng ký quá nhiều (tăng khả năng trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký và tăng thêm chi phí).

Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ đang sử dụng Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ Nice-11 làm căn cứ để xác định phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu. Bảng phân loại gồm 45 nhóm hàng hóa/dịch vụ bao quát gần như tất cả các hoạt động kinh doanh. Chúng ta có thể tại về Bảng phân loại tại đây.

Ví dụ: Chúng ta cần đăng ký nhãn hiệu “VIỆT TIẾN” và sản xuất quần áo sẽ thuộc nhóm 25. Kinh doanh nhà hàng thì sẽ ở nhóm 43.

Bước 2: Truy cập vào Cơ sở dữ liệu để tra cứu

Chúng ta có thể thực hiện việc tra cứu này hoàn toàn online với hệ thống Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ cũng như các cơ quan liên quan. Dưới đây, Monday VietNam xin liệt kê gồm có:

– Thư viện số về Sở hữu Công nghiệp (IPLIB) của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam:

» iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

– Nền tảng dữ liệu và dịch vụ Sở hữu trí tuệ (IPPLATFORM) của Viện Khoa học và Sở hữu trí tuệ:

» ipplatform.vipri.gov.vn

Chúng ta đều có thể sử dụng cả hai địa chỉ này để tiến hành việc tra cứu nhãn hiệu vì 2 cơ sở dữ liệu này đồng bộ hóa dữ liệu với nhau. Trong phạm vi bài viết này, Monday VietNam sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng Thư viện số về Sở hữu Công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để tiến hành việc tra cứu.

Ảnh: Giao diện Thư viện số về Sở hữu Công nghiệp (IPLIB

Bước 3: Nhập các thông tin của nhãn hiệu.

Chúng ta bắt đầu tiến hành nhập thông tin của nhãn hiệu cần tra cứu vào các trường của trang thông tin. Ở đây, Monday VietNam muốn hướng đến tất cả mọi người đều có thể tra cứu. Vì vậy, chúng ta sẽ chú ý vào 02 trường đó là “Nhãn hiệu tìm kiếm” và “Nhóm SP/DV”.

Với nhãn hiệu “Việt Tiến” và phạm vi bảo hộ là nhóm 25 với sản phẩm là quần áo. Chúng ta tiến hành nhập “Việt Tiến” vào trường “Nhãn hiệu tìm kiếm” (lưu ý: chúng ta sẽ nhập cả dấu ngoặc kép vào) và nhập số “25” vào trường “Nhóm SP/DV” (lưu ý: ở trường này chúng ta không cần nhập dấu ngoặc kép).

Sau đó, chúng ta chọn “Tìm kiếm” để tiến hành tra cứu nhãn hiệu.

Bước 4: Xem và đánh giá kết quả tra cứu nhãn hiệu

Sau khi chúng ta chọn “Tìm kiếm”, hệ thống sẽ trả về các kết quả có liên quan đến nhãn hiệu mà chúng ta thực hiện tra cứu.

Ở màn hình kết quả, chúng ta sẽ chú ý đến những nhãn hiệu có tên trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu cần tra cứu. Các nhãn hiệu này sẽ là đối chứng trực tiếp nếu chúng ta muốn nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Các nhãn hiệu đã có số bằng có nghĩa rằng các nhãn hiệu này đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam. Các nhãn hiệu chưa có số bằng có thể là trong thời gian thẩm định nhãn hiệu hoặc đã bị từ chối bảo hộ. Để xem các thông tin chi tiết của nhãn hiệu, chúng ta chọn vào “số đơn” ở mỗi trường nhãn hiệu.

Tra cứu nhãn hiệu Việt Tiến

Trong trường hợp có nhãn hiệu đã được bảo hộ trùng với tên nhãn hiệu chúng ta dự định đăng ký và còn thời hạn bảo hộ thì chúng ta nên thay đổi để tránh bị từ chối bảo hộ khi đăng ký. Mặc khác, nếu không có nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu dự định thì chúng ta sẽ có khả năng rất cao để được bảo hộ.

Các thông tin cần lưu ý khi tra cứu nhãn hiệu:

  • Sản phẩm/dịch vụ của nhãn hiệu đó có trùng với sản phẩm/dịch vụ của mình dự định đăng ký hay không (xem cột sản phẩm/dịch vụ).
  • Nhãn hiệu đó đã được cấp bằng bảo hộ hoặc chưa hoặc không được cấp bằng (xem cột tài liệu trung gian).
  • Nhãn hiệu đó còn hiệu lực bảo hộ hay đã hết hạn (xem cột ngày hết hạn).

Trên đây là hướng dẫn của Monday VietNam để mọi người có thể thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu của mình. Mong rằng sẽ giúp ích đến mọi người trong quá trình xác lập và bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.

Ngoài ra chúng ta còn có thể liên hệ các dịch vụ tra cứu chuyên sâu bên ngoài như Monday VietNam.

Với nhiều năm hoạt động trong ngành, chúng tôi có khá đầy đủ thông tin về số lượng lớn các nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký tại Việt Nam và nước ngoài, cùng dữ liệu từ cơ quan Sở hữu trí tuệ của VN, khu vực Asean và quốc tế (Wipo) … cộng với khả năng chuyên môn sâu, giúp chúng tôi tự tin cung cấp dịch vụ tra cứu và phản hồi nhanh kết quả một cách chi tiết về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi
DMCA.com Protection Status