Mã UPC là gì
Mã vạch UPC là viết tắt của từ Universal Product Code là một dạng mã vạch đặc biệt, gồm một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và có một số kiểm tra ở cuối để tạo ra một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh là 12 số. Đây là một loại mã vạch được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, New Zealand, châu Âu và các nước khác để theo dõi các mặt hàng thương mại trong các cửa hàng.
Cấu tạo mã UPC
Mã UPC được cấu tạo gồm: mã nhà sản xuất, mã sản phẩm và cuối cùng là số kiểm tra.
Mã nhà sản xuất: mã sản xuất là 5 số đầu tiên từ 00000 đến 99999 (tương đương với công ty có 100.000 mặt hàng) mã sản xuất do hội đồng UCC cấp cho các công ty có mặt hàng muốn sử dụng mã UPC.
Mã sản phẩm: mã sản phẩm gồm 5 số từ 00000 đến 99999. Nếu mã nhà sản xuất quá dài thì mã sản phẩm sẽ bị hạn chế lại. Nếu công ty có nhiều hơn 100.000 loại mặt hàng sẽ xin UCC cấp thêm mã nhà sản xuất khác.
Số kiểm tra: được tính như EAN-13 với bổ sung thêm một số 0 vào trước chuỗi số của mã vạch UPC-A.
Cách định dạng mã UPC
Mã Sản phẩm phổ quát được sử dụng trong bán lẻ Hoa Kỳ và Canada. Mã vạch UPC-A mang số GTIN-12 theo định nghĩa của GS1 Hoa Kỳ. Số hệ thống số chỉ ra việc sử dụng một trong mười hệ thống số được xác định bởi UPC:
- 0, 1, 6, 7 và 8 dành cho mã UPC thông thường.
- 2 là dành cho các mặt hàng trọng lượng ngẫu nhiên, ví dụ như thịt, đánh dấu trong cửa hàng.
- 3 là đối với Bộ luật Ma túy Quốc gia và Các Mục Liên quan Y tế Quốc gia.
- 4 là để đánh dấu tại cửa hàng các mặt hàng không phải là thực phẩm.
- 5 và 9 được sử dụng phiếu giảm giá.
Đăng ký sử dụng mã UPC
Theo quy định của Tổ chức mã số mã vạch Quốc tế (GS1) và chương trình ký kết Alliance II giữa GS1 Mỹ với Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (GS1 Việt Nam), GS1 Việt Nam được ủy quyền tiếp nhận hồ sơ, đăng ký và hướng dẫn sử dụng mã doanh nghiệp UPC tại Việt Nam. Trung tâm mã số mã vạch Quốc gia, đơn vị giúp Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng triển khai hoạt động quản lý mã số mã vạch. Do đó, tại Việt Nam nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã UPC là Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Hồ sơ đăng ký sử dụng mã UPC gồm:
- Bản đăng ký cấp mã UPC (theo mẫu);
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
Dịch vụ đăng ký sử dụng mã UPC tại Monday VietNam
Bước 1: Tư vấn khách hàng lựa chon mã UPC phù hợp với số lượng hàng hóa và chủng loại của doanh nghiệp.
Bước 2: soạn hồ sơ đăng ký mã UPC
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng.
Thời gian thực hiện công việc: 7-10 ngày làm việc.
@ Monday VietNam