Nên đặt tên thương hiệu theo Tây hay Ta. Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố tạo nên danh tiếng cho một sản phẩm hoặc doanh nghiệp bao gồm những yếu tố hữu hình lẫn vô hình.

Nhưng để “chỉ mặt, gọi tên” đến danh tiếng của một thương hiệu thì cái tên gọi đặc biệt quan trọng. Và việc đặt tên để gọi theo “trường phái tây hay ta” là quyết định của Doanh nghiệp.

Đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu theo trường phái tây: hiện nay khá nhiều doanh nghiệp đặt tên cho sản phẩm/dịch vụ của mình theo tên nước ngoài (tây), có thể bởi sự hội nhập kinh tế thế giới hoặc cũng có thể cuốn theo xu hướng sính ngoại của người tiêu dùng.

Vài quan điểm khi nghe tên tây sẽ thấy “sang chảnh” hơn và nghĩ rằng chất lượng hàng hóa/dịch vụ cũng xứng tầm với cái tên, điều này làm gia tăng khả năng quan tâm, thu hút của khách hàng lựa chọn sản phẩm và khả năng xâm nhập thị trường quốc tế sẽ thuận lợi hơn bởi nếu đặt tên thuần ta (tiếng Việt) sẽ làm cho khách nước ngoài khó đọc, khó nhớ hơn.

Hiện nay, khi ra đường chúng ta dễ dàng nhìn thấy các bảng hiệu quảng cáo có tên thương hiệu là tiếng nước ngoài, ví dụ như YAME, YES, BILUXURY, AGAPE, của ngành thời trang hay ANNI, GOK, MILANO, THE COFFEE HOUSE trong ngành cà phê …

Đặt tên thương hiệu theo trường phái ta: không ít doanh nghiệp lựa chọn đặt tên sản phẩm/dịch vụ theo ta (thuần Việt), bởi ngoài việc tự hào dân tộc còn có những ưu điểm và lợi thế riêng của nó.

Ưu điểm về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: nhiều sản phẩm được tin dùng và nổi tiếng vì nó gắn liền với nguồn gốc xuất xứ, gắn liền với địa danh – nơi sinh ra những sản phẩm đặc trưng và khác biệt như nước mắm Phú Quốc, cafe Buôn Mê Thuột, chè Thái Nguyên …

Ưu điểm về giá trị văn hóa và truyền thống: VN chúng ta có nhiều sản phẩm mang đậm nét “giá trị văn hóa và truyền thống”, những sản phẩm thuộc hàng độc nhất vô nhị trên thế giới nên việc đặt tên thương hiệu theo ta là một lợi thế lớn trong việc quảng bá bán hàng, ví dụ như món phở với thương hiệu Phở 24, các sản phẩm mang nét văn hóa như áo dài, nón lá …

Ưu điểm về lĩnh vực sản phẩm: trong một số lĩnh vực nhất định, hàng hóa của VN cũng khẳng định được giá trị riêng của mình khi nhắc đến như thủy hải sản, nông sản, thủ công mỹ nghệ …

Một ưu điểm nhỏ là thị trường: nếu sản phẩm/dịch vụ mà đối tượng khách hàng nhắm đến là người Việt thì đặt tên theo ta cũng là một lợi thế không hề nhỏ bởi sự dễ đọc, dễ nhớ, có ý nghĩa nào đó hoặc dễ liên tưởng …

Đăng ký tên thương hiệu
đăng ký tên thương hiệu

Kinh ngiệm chuyên môn: dù đặt tên theo “tây” hay “ta”, thì quan trọng nhất phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

  • Dù là tây hay ta thì tên thương hiệu nên là một cái tên dễ nhớ, dễ đọc và có một ý nghĩa liên tưởng nào đó càng tốt. Đừng để tên thương hiệu quá rắc rối, khó phát âm, khó đọc khiến người tiêu dùng khó nhớ.
  • Tên thương hiệu nên thể hiện sự khác biệt: sự khác biệt sẽ giúp thương hiệu dễ gây ấn tượng, có vị thế riêng, không nên đặt tên thương hiệu tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với những sản phẩm cùng ngành hàng.
  • Tránh đặt tên thương hiệu có những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, ngữ nghĩa.
  • Có khả năng bảo hộ. Tức là tên có khả được bảo độc quyền. Khi tên thương hiệu đã được bảo hộ đồng nghĩa với việc chủ sở hữu tên đó được độc quyền sử dụng, yên tâm khi đầu tư phát triển sản phẩm/dịch vụ và ngăn chặn hành vi xâm phạm của người khác. Ngoài ra nó còn giúp tránh được việc “nuôi dưỡng” tên thương hiệu cho một người khác. Thậm chí có trường hợp đang kinh doanh với tên thương hiệu do mình nghĩ ra nhưng vào một ngày nọ bị thưa kiện vì bên khác cho rằng mình đang sử dụng tên thương hiệu trùng của họ đang độc quyền. Ngoài ra, khi đã độc quyền thương hiệu thì chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại đối với tên thương hiệu mình đang dùng vào tạo thêm một nguồn thu nhập đáng kể.

LS. Nhan Mai Luyến

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi