Dù đều là các khái niệm để chỉ về các quyền đối với tác phẩm nhưng giữa bản quyền và quyền tác giả vẫn có những khác biệt nhất định. Nếu quyền tác giả coi người sáng tạo ra tác phẩm – tác giả là trung tâm và bảo hộ các quyền về cả quyền nhân thân và quyền tài sản thì bản quyền ưu tiên bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả hơn là chính tác giả. Phân biệt rõ giữa quyền tác giả và bản quyền giúp các cá nhân và tổ chức sử dụng tác phẩm sáng tạo một cách hợp pháp tránh vi phạm quyền lợi của tác giả. Hãy cùng Monday VietNam tìm hiểu thông qua bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn về hai đối tượng này.
Mối quan hệ giữa quyền tác giả và bản quyền
![Mối quan hệ giữa quyền tác giả và bản quyền](https://mondayvietnam.com/wp-content/uploads/2025/02/moi-quan-he-giua-quyen-tac-gia-va-ban-quyen.png)
Bản quyền và quyền tác giả thực chất đều có chung một ý nghĩa. Hệ thống các văn bản pháp lý tại Việt Nam hiện tại sử dụng thuật ngữ chính thức đó là “quyền tác giả”.
Sở dĩ tồn tại hai thuật ngữ với ý nghĩa như nhau là do sự khác biệt từ các hệ thống pháp luật trên thế giới. Có thể hiểu đơn giản như sau:
- Thuật ngữ Bản quyền: Tập trung thể hiện ở khía cạnh giá trị thương mại đối với quyền sở hữu trí tuệ này.
- Thuật ngữ Quyền tác giả: Tập trung vào việc bảo hộ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình, những giá trị tinh thần, quyền nhân thân gắn liền giữa tác giả và tác phẩm.
Lưu ý rằng ở Việt Nam chỉ có quyền tác giả được luật định. Tuy nhiên, theo thực tiễn thì áp dụng quyền tác giả được hiểu nôm na là bản quyền hay tác quyền.
>>>>> Xem thêm bài viết: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢN QUYỀN CÓ KHÁC NHAU KHÔNG?
So sánh điểm khác biệt chính giữa quyền tác giả và bản quyền
Khái niệm
+ Quyền tác giả: Là tập hợp các quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả bao gồm hai loại quyền: quyền nhân thân và quyền tài sản. (khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022)
+ Bản quyền: là một dạng quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho các tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật chất quyết định, bản quyền tập trung vào khía cạnh giá trị thương mại của tác phẩm.
Cơ sở hình thành
+ Quyền tác giả: Phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thực vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. (khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022)
+ Bản quyền: Phát sinh từ việc đăng ký tác phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Chủ thể được bảo hộ
+ Quyền tác giả: Thuộc về tác giả của tác phẩm – người trực tiếp sáng tạo tác phẩm.
+ Bản quyền: Có thể thuộc về tác giả, người thừa kế hợp pháp của tác giả, hoặc tổ chức được tác giả ủy quyền
Nội dung bảo hộ
+ Quyền tác giả: Bảo hộ cả quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm. (Điều 18, 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022)
Quyền nhân thân: bao gồm các quyền như quyền đặt tên cho tác phẩm, đứng tên trên tác phẩm, công bố tác phẩm, quyền bảo vệ toàn vẹn tác phẩm…
Quyền tài sản: Bao gồm các quyền như quyền làm tác phẩm phái ssin, biểu diễn, phân phối, phát sóng, cho thuê…
+ Bản quyền: Chỉ bảo hộ quyền tài sản của tác phẩm.
Thời hạn bảo hộ
+ Quyền tác giả: Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ thì tùy từng đối tượng quyền tác giả sẽ có thời gian được bảo hộ khác nhau. (Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022)
+ Bản quyền: Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ bản quyền là 50 năm tính từ ngày công bố tác phẩm.
Luật áp dụng
Quyền tác giả và bản quyền đều được bảo hộ bởi luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật liên quan
Lĩnh vực áp dụng
+ Quyền tác giả: Áp dụng cho tất cả các loại hình tác phẩm, bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
+ Bản quyền: Chỉ áp dụng cho một số loại tác phẩm nhất định được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.
Ảnh hưởng đến thực tiễn
+ Đăng ký: Quyền tác giả không cần đăng ký để được bảo hộ, tuy nhiên việc đăng ký sẽ giúp tạo bằng chứng về quyền sở hữu và thuận lợi cho việc bảo vệ quyền tác giả. Bản quyền cần được đăng ký để được bảo hộ.
+ Sử dụng: Việc sử dụng tác phẩm mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền có thể bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
+ Khai thác: Chủ sở hữu bản quyền có quyền khai thác tác phẩm để thu lợi nhuận, bao gồm việc xuất bản, sao chép, biểu diễn, ghi âm, ghi hình, truyền thông, chuyển thể, dịch thuật,…
+ Bảo vệ: Chủ sở hữu quyền tác giả và bản quyền có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền của mình khi bị xâm phạm.
>>>>> Xem thêm bài viết: Bản Quyền Là Gì? Những Thể Loại tác phẩm nào Được Bảo Hộ Bản Quyền
Lợi ích của việc đăng ký quyền tác giả và bản quyền
![Lợi ích của việc đăng ký quyền tác giả và bản quyền](https://mondayvietnam.com/wp-content/uploads/2025/02/loi-ich-cua-viec-dang-ky-quyen-tac-gia-va-ban-quyen.png)
- Đăng ký quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.
- Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, tác giả hoặc chủ sở hữu chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được coi là tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng… trong công ty.
Với những lợi ích nêu trên, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên tiến hành xin giấy chứng nhận bản quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tác phẩm của mình được bảo hộ một cách tốt nhất, chống lại các hành vi xâm phạm.
Lý do bạn nên đăng ký quyền tác giả và bản quyền tại Monday VietNam
![Lý do bạn nên đăng ký quyền tác giả và bản quyền tại Monday VietNam](https://mondayvietnam.com/wp-content/uploads/2025/02/ly-do-nen-dang-ky-ban-quyen-tac-gia-va-ban-quyen-tai-monday-vietnam.png)
Monday VietNam sẽ bật mí những lý do khách hàng nên tin tưởng và lựa chọn chúng tôi đồng hành trong việc đăng ký quyền tác giả và bản quyền:
Tỷ lệ đăng ký thành công đạt 99,9%
Monday VietNam tự hào sở hữu tỷ lệ thành công cao nhất trong ngành – lên đến 99,9%. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm dày dặn trong việc xử lý hồ sơ quyền tác giả, giúp bạn an tâm rằng quyền lợi của mình luôn được đảm bảo.
Chi phí minh bạch, không phát sinh
Chúng tôi cung cấp bảng giá rõ ràng ngay từ đầu, cam kết không thu thêm bất kỳ khoản phí nào ngoài thỏa thuận. Điều này giúp bạn kiểm soát chi phí hiệu quả, tránh rủi ro tài chính không mong muốn.
Quy trình chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật
Monday VietNam áp dụng quy trình làm việc khoa học, chuyên nghiệp và hoàn toàn tuân thủ các quy định pháp luật. Chúng tôi không chỉ đảm bảo thủ tục được tối ưu hóa mà còn cập nhật thông tin liên tục cho khách hàng, mang đến sự minh bạch và tin cậy trong mọi giao dịch.
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, việc đăng ký quyền tác giả và bản quyền là vô cùng cần thiết. Monday VietNam, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, hân hạnh mang đến cho quý khách hàng dịch vụ đăng ký quyền tác giả và bản quyền chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả..