Pháp luật Việt Nam cho phép tác giả được để tên mình trên tác phẩm. Nhưng liệu rằng tác giả được từ bỏ quyền đứng tên trên tác phẩm hay không? Hãy tìm hiểu cùng Monday VietNam.
1. Quyền đứng tên trên tác phẩm là gì?
Quyền đứng tên trên tác phẩm, hay còn gọi là quyền được “đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng” được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Đây còn được xem là quyền nhân thân của tác giả, tức gắn liền với bản thân tác giả. Pháp luật Việt Nam sẽ bảo hộ vô thời hạn đối với quyền này của tác giả. Bên cạnh đó, quyền này sẽ không thể chuyển giao cho người khác được vì đã gắn liền với cả cuộc đời của tác giả.
2. Tác giả có được từ bỏ quyền đứng tên trên tác phẩm hay không?
Trên thực tế, không có điều khoản nào của pháp luật Việt Nam đề cập đến việc tác giả có thể từ bỏ quyền đứng tên trên tác phẩm hay không. Song, vì đây là quyền của tác giả nên tác giả hoàn toàn có thể lựa chọn thực hiện hoặc không, chứ đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc tuân theo.
Cho nên, tác giả vẫn có thể quyết định không để tên mình trên các tác phẩm, biến các tác phẩm của mình trở thành tương tự các tác phẩm khuyết danh. Nhưng nếu có hành vi xâm phạm nào đó xảy ra liên quan đến quyền nhân thân thì tác giả vẫn có thể thực thi quyền của mình để bảo vệ tác phẩm, hoặc không nếu tác giả muốn, vì quyền đứng tên trên tác phẩm vẫn sẽ vĩnh viễn thuộc về tác giả.
>>> Xem thêm bài viết Có bắt buộc đăng ký bản quyền hay không?
Nhật Ánh