Khi vấn đề bảo vệ quyền lợi cho tác giả và người sáng tạo ngày càng được chú trọng, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của “tác quyền” và “quyền tác giả,” gây không ít khó khăn trong việc áp dụng luật sở hữu trí tuệ.  Vậy tác quyền là gì? Có phải nó đồng nghĩa với quyền tác giả? Bài viết này của Monday Vietnam sẽ giúp bạn làm rõ hai thuật ngữ này, mang đến cái nhìn chính xác hơn.

Tác quyền là gì? Quyền tác giả là gì?

Tác quyền và quyền tác giả được hiểu là một
Tác quyền và quyền tác giả được hiểu là một 

Pháp luật Việt Nam không có khái niệm tác quyền. Tác quyền là thuật ngữ được sử dụng trong đời sống hàng ngày, quyền tác giả là thuật ngữ pháp lý nên sẽ được sử dụng trong các văn bản pháp luật. Như vậy, tác quyền và quyền tác giả được hiệu là một và được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Những lợi ích của việc đăng ký tác quyền

Đăng ký tác quyền mang lại nhiều lợi ích cho tác giả:

  • Bảo vệ pháp lý: Đăng ký tác quyền giúp tác giả có căn cứ pháp lý để bảo vệ tác phẩm của mình trước hành vi sao chép, sử dụng trái phép
  • Kiểm soát sử dụng: Tác giả có quyền kiểm soát việc sử dụng, sao chép và phân phối tác phẩm của mình, từ đó bảo đảm quyền lợi về kinh tế.
  • Tăng giá trị tác phẩm: Việc đăng ký tác quyền có thể giúp tăng giá trị của tác phẩm trong mắt các nhà xuất bản, đối tác kinh doanh và người tiêu dùng.
  • Hỗ trợ trong tranh chấp: Đăng ký tác quyền là bằng chứng mạnh mẽ trong trường hợp có tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu tác phẩm.

Tìm hiểu 12 loại hình được bảo hộ quyền tác giả theo quy định hiện nay

Theo quy định  hiện nay có 12 loại hình được bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định  hiện nay có 12 loại hình được bảo hộ quyền tác giả 

Quyền tác giả bảo hộ nhiều loại hình tác phẩm, bao gồm:

1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

3. Tác phẩm báo chí;

4. Tác phẩm âm nhạc;

5. Tác phẩm sân khấu;

6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

7. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

8. Tác phẩm nhiếp ảnh;

9. Tác phẩm kiến trúc;

10. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

11. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

12. Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Những điều kiện cơ bản bảo hộ quyền tác giả

Để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, cần đáp ứng bốn điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất, tác phẩm phải là sản phẩm sáng tạo, là kết quả của quá trình lao động trí tuệ của con người. Theo quy định tại Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân có tác tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này

Thứ hai, tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định, có thể bao gồm các hình thức như +viết, âm thanh, hình ảnh, hành động (múa, kịch…), không gian 3 chiều (điêu khắc, tạo hình), đa phương tiện…; được bảo hộ tự động chứ không bắt buộc phải thông qua thủ tục đăng ký như các đối tượng sở hữu công nghiệp. Danh mục các loại hình tác phẩm được bảo hộ được quy định rõ ràng trong Điều 14.

Thứ ba, tác phẩm phải đảm bảo tính nguyên gốc: Điều này có nghĩa là sản phẩm được sáng tạo ra một cách độc lập, không sao chép từ bất kỳ tác phẩm nào khác.

Thứ tư, tác phẩm không được nằm trong danh sách những trường hợp không được bảo hộ theo Điều 15, bao gồm tin tức thời sự thuần túy, văn bản pháp luật, và văn bản hành chính.

>>>>>>>> Xem thêm bài viết: Đăng ký bản quyền tác giả tại Monday VietNam

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả hiện nay là bao lâu? 

Thời gian bảo hộ quyền tác giả được quy định tùy vào loại hình tác phẩm
Thời gian bảo hộ quyền tác giả được quy định tùy vào loại hình tác phẩm 

Bảo hộ vô thời hạn đối với quyền nhân thân gồm quyền bao gồm các quyền như: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm 

Bảo hộ có thời hạn đối với Quyền nhân thân và Quyền tài sản, thời hạn bảo hộ các quyền này được quy định cụ thể như sau:

  1. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh bảo hộ trong thời hạn là 75 năm, tính từ thời điểm tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
  2. Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a (ví dụ như tác phẩm âm nhạc, kiến trúc,…) thì sẽ có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
  3. Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b sẽ kết thúc vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm mà quyền tác giả hết hiệu lực.

Ví dụ: Các bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được bảo hộ tác quyền trong suốt cuộc đời của ông và thêm 50 năm sau khi ông qua đời (Trịnh Công Sơn mất vào ngày 1/4/2001). Do đó, thời hạn bảo hộ quyền tài sản sẽ kết thúc vào lúc 24 giờ ngày 31/12/2051.

Tác quyền và quyền tác giả là hai thuật ngữ liên quan chặt chẽ với nhau, việc hiểu rõ sự khác biệt này giúp các tác giả, nhà sáng tạo nắm bắt quyền lợi của mình và thực hiện các biện pháp bảo vệ tác phẩm hiệu quả. Liên hệ ngay với Monday VietNam khi bạn cần tư vấn và đăng ký tác quyền nhé!

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi