Ngành sản xuất thực phẩm gồm rất nhiều ngành nhỏ trong đó như: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế, chế biến, đóng gói… Ngành sản xuất thực phẩm trải dài ở rất nhiều các ngành nhỏ. Do đó tài sản trí tuệ trong ngành sản xuất thực phẩm là vô vàn. Đây là tài sản vô hình nhưng có giá trị rất cao, do đó doanh nghiệp cần xác định được tài sản trí tuệ mà mình đang có cũng như tiến hành các cách thức bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ đó để khai thác và mang về lợi ích thương mại cho doanh nghiệp.

Nếu xem ngành sản xuất thực phẩm là một ngành công nghiệp lớn thì nó phải được bảo vệ như một dạng tài sản trí tuệ. Không chỉ có sản phẩm cuối cùng là các loại thực phẩm được tạo ra là quan trọng mà đằng sau đó là các công thức chế biến, kiểu dáng sản phẩm, cách thức đóng gói bao bì, khoa học công nghệ đầu tư trong quá trình sản xuất ra thực phẩm cũng là các tài sản trí tuệ và cần được bảo vệ cũng như phát triển để khai thác thương mại từ nó.

Các đối tượng tài sản trí tuệ trong ngành sản xuất thực phẩm

Các đối tượng tài sản trí tuệ có thể xuất hiện trong ngành sản xuất thực phẩm như:

Sáng chế: Sản phẩm mới, quy trình sản xuất ra sản phẩm, công trình nghiên cứu sản phẩm mới, …

Kiểu dáng công nghiệp: hình dáng của sản phẩm, hình dáng của bao bì sản phẩm,…

Nhãn hiệu: tên của sản phẩm, logo gắn lên sản phẩm, …

Bí mật kinh doanh: Công thức tạo ra sản phẩm, kế hoạch kinh doanh sản phẩm,…

Tài sản trí tuệ mang đến lợi ích to lớn và chiếm khoảng 70% tài sản của Doanh nghiệp. Vì vậy, Doanh nghiệp cần nhận biết được các Tài sản trí tuệ mà mình đang có. Đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ cũng như cách thức khai thác các tài sản đó hợp lý để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chính Doanh nghiệp.

©Monday VietNam

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi