Ngày nay, trên thế giới xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm với tần suất hàng ngày. Do đó, người tiêu dùng có thể có rất nhiều sự lựa chọn trong nhu cầu của họ. Khi đó, nhãn hiệu chính là công cụ giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm theo nhu cầu của mình giữa rất nhiều các sản phẩm giống nhau đến từ các nhà sản xuất khác nhau.

Trong trường hợp như vậy, khách hàng sẽ lựa chọn các sản phẩm thực phẩm mà họ đã biết đến nhãn hiệu và thông qua cách xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Đi đôi với việc nghiên cứu, sản xuất và phát triển sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Bất kể món ăn nào có hoàn thiện về mặt hình thức cũng như hương vị nhưng không có nhãn hiệu riêng để có được thương hiệu thì nó cũng sẽ bị mất giá. Cách tốt nhất để bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm thực phẩm đó là tiến hành đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của sản phẩm.

Dưới đây là một vài lý do mà việc đăng ký nhãn hiệu được xem là quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Nhận diện và phân biệt được với sản phẩm cùng loại nhưng khác chủ sở hữu.

Chức năng của nhãn hiệu là dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Để người tiêu dùng dễ nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Luật sở hữu trí tuệ không cho phép các chủ thể khác nhau dùng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký cho sản phẩm cùng loại. Do đó, một khi nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận thì nhãn hiệu đó có tính phân biệt rất cao và không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi họ lựa chọn các thực phẩm cùng loại.

Bảo vệ khỏi sự xâm phạm

Như đã nêu ở trên, Luật sở hữu trí tuệ không cho phép các chủ thể khác nhau dùng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký cho sản phẩm cùng loại. Khi doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thì không có bất kỳ bên thứ hai nào được sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho thực phẩm cùng loại.

Mọi trường hợp sử dụng nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký mà không được chủ sở hữu nhãn hiệu đó cấp quyền/ nhượng quyền thì bị xem là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và có thể bị khởi kiện ra tòa. Tệ hại hơn là còn có thể bị bồi thường thiệt hại.

Xây dựng lòng tin về các tiêu chuẩn chất lượng

Yếu tố sức khỏe và mức độ an toàn là yếu tố không thể không nhắc đến khi nói đến thực phẩm, nên chất lượng nói chung là một khía cạnh cốt yếu tạo nên niềm tin trong tâm trí khách hàng. Một khi doanh nghiệp chứng minh được sản phẩm mình là đáng tin cậy về chất lượng thì việc đăng ký nhãn hiệu sẽ tạo thêm niềm tin cho khách hàng và xây dựng được lòng tin về tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm của doanh nghiệp mình. Nếu một doanh nghiệp không đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh thì có thể gây mất lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.

Ví dụ: người tiêu dùng sẽ thích mua một chiếc bánh đắt tiền nếu họ đã biết đến nhãn hiệu bánh đó và tin tưởng vào tiêu chuẩn chất lượng của nó hơn là mạo hiểm tin tưởng một thương hiệu mới hoặc rẻ hơn.

Bảo vệ khỏi sự tổn hại

Nếu doanh nghiệp chọn việc không đăng ký nhãn hiệu, điều đó không chỉ cho phép các đối thủ cạnh tranh thu lợi từ việc kinh doanh mà còn tạo cơ hội cho họ hủy hoại uy tín của thương hiệu bằng các sản phẩm dưới tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng.

Khi đưa ra quyết định mua hàng, sản phẩm là thứ được mua trong khi nhãn hiệu là thứ được ‘chọn’ vì niềm tin mà nó tạo dựng được trong tâm trí người tiêu dùng. Đây là lý do tại sao việc đăng ký nhãn hiệu là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm.

LS. Nhan Mai Luyến

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi
DMCA.com Protection Status