Logo không chỉ là biểu tượng đại diện cho thương hiệu mà còn là tài sản quan trọng cần được bảo vệ hợp pháp. Việc đăng ký logo độc quyền giúp doanh nghiệp khẳng định quyền sở hữu, tránh rủi ro bị sao chép hoặc tranh chấp pháp lý. Vậy thủ tục đăng ký logo độc quyền như thế nào? Hãy cùng Monday VietNam tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Quy trình đăng ký logo độc quyền

Theo quy định từ Điều 108 đến Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quy trình đăng ký bản quyền logo độc quyền được thực hiện qua 04 bước như sau:
Bước 1: Tra cứu, chuẩn bị hồ sơ
Tra cứu nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đăng ký bảo hộ logo độcquyền, giúp đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu và tránh tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ của chủ thể khác. Hiện nay, bạn có thể tra cứu nhãn hiệu ở những địa chỉ sau đây:
- Trang tra cứu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
- Trang của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ
- Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu của ASEAN (Asean TMView)
- Trang tra cứu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO)
Sau khi logo đã được tra cứu và đảm bảo chưa từng được đăng ký bảo hộ trước đó thì sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ, bao gồm các mục sau đây:
- Tài liệu tối thiểu: Tờ khai (Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP); 06 mẫu nhãn hiệu; Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Tài liệu khác (nếu có).
Bước 2: Nộp đơn
Theo quy định hiện nay, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký logo độc quyền theo một trong hai cách sau:
- Nộp đơn giấy: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Nộp đơn trực tuyến: Truy cập Cổng dịch vụ công trực tuyến Cục Sở hữu trí tuệ, thực hiện khai báo online đơn đăng ký nhãn hiệu, đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí.
Bước 3: Theo dõi và nhận kết quả
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng kýlogo độc quyền dưới dạng nhãn hiệu sẽ được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng;
- Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Thủ tục đăng ký logo độc quyền online

Nếu bạn bận rộn và không có quá nhiều thời gian, đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu trực tuyến là một giải pháp nhanh chóng và tiện lợi. Quy trình đăng ký sẽ được thực hiện qua 4 bước đơn giản như sau:
Bước 1: Tạo tài khoản trên cổng dịch vụ công trực tuyến
Để sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, bạn cần đăng ký tài khoản người dùng trên hệ thống tại Cổng Dịch Vụ Công. Để đăng ký tài khoản yêu cầu bạn phải nhập đầy đủ thông tin cá nhân bao gồm:
- Cá nhân hay tổ chức đăng ký tài khoản;
- Tên đăng nhập viết liền không dấu;
- Email, số điện thoại;
- Số CMND/CCCD;
- Mật khẩu tài khoản;
- Xác thực mật khẩu.
Bước 2: Kê khai thông tin
Sau khi đã đăng ký thành công tài khoản trên cổng dịch vụ công trực tuyến, bạn lựa chọn dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ – chọn “Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” – chọn “Nộp hồ sơ”.
Tiếp đến, bạn thực hiện điền tất cả thông tin hệ thống yêu cầu để tạo lập đơn đăng ký quyền tác giả hợp lệ. Các thông tin này bao gồm:
- Thông tin người thực hiện hồ sơ, người đứng tên.
- Thông tin về logo cần bảo hộ, tác giả, chủ sở hữu logo.
Bước 3: Tải hồ sơ đăng ký bản quyền logo online
Bạn cần chuẩn bị các đầu mục hồ sơ dưới dạng file mềm sau đó đăng tải lên hệ thống để nộp hồ sơ. Các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Bản sao tác phẩm logo;
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của tác giả/ chủ sở hữu tác phẩm;
- Giấy ủy quyền (nếu có thực hiện đăng ký thông qua ủy quyền);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;
- Giấy cam đoan của tác giả;
- Các văn bản khác liên quan.
Bước 4: Nộp hồ sơ và lựa chọn hình thức trả kết quả
Sau khi hoàn tất cả bước trên, bạn hãy bấm nộp hồ sơ và lựa chọn hình thức trả kết quả để Cục Sở hữu trí tuệ gửi trả thông tin về kết quả đăng ký logo độc quyền.
Đăng ký logo độc quyền ở đâu?

Để đăng ký logo độc quyền, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có thể nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau:
- Nộp đơn giấy: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Nộp đơn trực tuyến: Truy cập Cổng dịch vụ công trực tuyến Cục Sở hữu trí tuệ, thực hiện khai báo online đơn đăng ký nhãn hiệu, đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí.
Chi phí đăng ký logo độc quyền?

Theo quy định tại Thông tư số 236/2016/TT-BTC thì mức thu phí đối với đăng ký bảo hộ logo độc quyền bao gồm:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ
- Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ Logo độc quyền
- Phí thẩm định đơn đăng ký bảo hộ Logo (cho mỗi nhóm (tối đa 6 sản phẩm, dịch vụ): 550 nghìn đồng; từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120 nghìn đồng
- Phí công bố: 120.000 VNĐ
- Phí đăng bạ: 120.000 VNĐ
FAQ: Giải đáp câu hỏi thường gặp về đăng ký logo độc quyền
Bạn đang thắc mắc về thủ tục đăng ký logo độc quyền và những vấn đề liên quan? Monday VietNam sẽ giải đáp 4 câu hỏi liên quan đến nội dung này ngay sau đây:
1. Tại sao phải đăng ký logo độc quyền?
Mặc dù theo quy định của pháp luật, không cần thông qua thủ tục đăng ký tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì quyền tác giả đối với logo cũng đã tự động phát sinh kể từ thời điểm logo được thiết kế hoàn chỉnh và thể hiện dưới dạng vật chất nhất định. Tuy nhiên, việc chủ động đăng ký bản quyền logo độc quyền rất được nhà nước khuyến khích vì những lợi ích thiết thực của nó trong việc sử dụng/khai thác chứng minh quyền của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả trong nhiều trường hợp, như:
- Một là, sử dụng logo đã có GCN quyền tác giả được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sẽ giúp chủ sở hữu logo tăng được uy tín thương hiệu với đối tác, khách hàng trong kinh doanh.
- Hai là, thuận lợi trong việc góp vốn hay chuyển nhượng logo cho người khác vì không phải mất thời gian và công sức để chứng minh quyền sở hữu của mình với logo.
- Ba là, GCN quyền tác giả logo là cơ sở hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu k có hành vi xâm phạm xảy ra.
- Bốn là, giúp chủ sở hữu thuận lợi cho trong việc quảng bá, tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm/dịch vụ mà logo đại diện.
2. Tra cứu bản quyền logo như thế nào?
Để kiểm tra logo đã được đăng ký hay chưa, bạn có thể:
- Bước 1: Truy cập vào website của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để tra cứu nhãn hiệu.
- Bước 2: Nhập dữ liệu logo thương hiệu cần tìm và tra cứu.
3. Logo và nhãn hiệu có giống nhau không?
Hiện nay vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn rằng logo chính là nhãn hiệu. Tuy nhiên đây là hai đối tượng khác nhau.
Logo hay biểu trưng là một yếu tố đồ họa, có thể được tạo thành từ ký hiệu, biểu tượng, hình tượng, chữ, hình ảnh… kết hợp với cách thức thể hiện, từ đó tạo thành một nhãn hiệu, một thiết kế có thể nhận diện trực quan bằng mắt thường, chính là hình ảnh nhận diện thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện, một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó.
4. Đăng ký logo độc quyền cho cá nhân hay pháp nhân?
Chủ sở hữu logo có thể là cá nhân, pháp nhân. Do đó, tùy thuộc vào việc logo sẽ được sử dụng dưới hình thức kinh doanh cá nhân hay pháp nhân để chủ sở hữu quyết định việc logo nên đăng ký như thế nào.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký logo độc quyền. Hy vọng bài viết này của Monday VietNam đã giúp bạn hiểu rõ quy trình và tầm quan trọng của việc bảo hộ logo. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ đăng ký logo độc quyền, hãy liên hệ ngay với Monday VietNam để được tư vấn và hỗ trợ.