Với xu thế hiện nay, âm nhạc đang là một trong những lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ với nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ được mọi người yêu thích. Các tác phẩm âm nhạc được ra mắt ngày càng nhiều, cùng với đó là những ồn ào về việc vi phạm bản quyền trong âm nhạc cũng ngày càng gia tăng. Sau đây, hãy cùng Monday VietNam tìm hiểu về việc vi phạm bản quyền âm nhạc một cách chi tiết hơn nhé.

Vi phạm bản quyền âm nhạc là gì?

Vi phạm bản quyền là hành vi sử dụng một tác phẩm âm nhạc (bài hát, bản nhạc, đoạn nhạc,…) mà không được sự cho phép của tác giả, của chủ sở hữu, đây là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định về quyền tác giả và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các bên.

>>>>> Xem thêm bài viết: DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC PHẨM ÂM NHẠC

Các hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc

Ngay sau đây, Monday VietNam sẽ giúp bạn nhận diện những hành vi vi phạm quyền tác giả phổ biến nhất, cũng như những hậu quả pháp lý có thể xảy ra:

Sao chép, phân phối trái phép tác phẩm

Sao chép tác phẩm âm nhạc là hành vi tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm âm nhạc mà không có sự đồng ý từ tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Việc sao chép này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như tải nhạc từ những trang web không chính thức, sao chép đĩa CD, chỉnh sửa, phối khí lại một tác phẩm âm nhạc mà không được sử cho phép của tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm hoặc sao chép bản nhạc khi chưa có giấy phép,…

Phân phối trái phép tác phẩm âm nhạc là hành vi sao chép và chia sẻ một tác phẩm mà không có sự cho phép từ tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, việc này có thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào như chia sẻ các file nhạc, bán các đĩa CD, DVD chứa nhạc không có bản quyền, phát trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến mà không có giấy phép,… 

Sử dụng trái phép tác phẩm âm nhạc trong các tác phẩm khác

Sử dụng trái phép tác phẩm âm nhạc trong các tác phẩm khác là hành vi vi phạm bản quyền, xảy ra khi một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng một bài hát, bản nhạc hoặc đoạn nhạc trong tác phẩm của mình (phim, video, quảng cáo,…) mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Các hình thức sử dụng trái phép tác phẩm này đang khá phổ biến hiện nay như việc sử dụng nhạc trong phim, trong quảng cáo hay tạo ra các bản nhạc remix, các bản nhạc cover, chỉnh sửa, phối lại và phát hành mà không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thì đã vi phạm vào quy định của pháp luật về xâm phạm quyền sở hữu hợp pháp của tác giả.

Chia sẻ tác phẩm âm nhạc lên internet

Chia sẻ tác phẩm âm nhạc lên internet là việc đưa các tác phẩm âm nhạc lên các nền tảng trực tuyến như chia sẻ lên Youtube, Spotify, Facebook, Tiktok,…, nếu như việc chia sẻ này chưa có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hay chưa có giấy phép thì sẽ bị coi là vi phạm bản quyền, hành vi này có thể dẫn đến việc nội dung bị gỡ xuống, tài khoản của người đăng lên bị tạm đình chỉ hoạt động và có thể bị phạt tùy vào mức độ vi phạm.

Hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc xử lý ra sao?

Tùy theo từng hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm về bản quyền âm nhạc sẽ xử phạt. Theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

  • Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm: phạt tiền từ 15.000.000 đồng – 35.000.000 đồng, buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
  • Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm: phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng, buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
  • Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng: phạt tiền từ 15.000.000 đồng – 30.000.000 đồng, buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015, tùy vào hành vi, mức độ vi phạm mà cá nhân có thể bị phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng, bị phạt tù từ 06 tháng – 03 năm, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm. Đối với pháp nhân thương mại thì có thể bị phạt tiền đến 3.000.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm – 03 năm. 

Như vậy, Monday VietNam đã cùng bạn tìm hiểu về hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc và hậu quả pháp lý của chúng, hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để bạn không gặp phải những vấn đề không đáng có. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền âm nhạc, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Monday Vietnam luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình bảo vệ và phát triển giá trị sáng tạo.

Chat với chúng tôi qua Facebook
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi Email cho chúng tôi
Gọi ngay cho chúng tôi