Gần đây, nhận được khá nhiều thắc mắc của bạn trẻ (trẻ hơn tôi) hỏi về nhận diện thương hiệu là gì ? làm như thế nào, ra sao … ?
Về nội dung “Tạo dựng nhận diện thương hiệu và các lưu ý trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” này đã được tôi chia sẽ và viết khá lâu, nay viết lại cho các bạn mới bắt đầu khởi nghiệp tham khảo thêm.
Bộ nhận diện thương hiệu (nhiều bạn còn gọi là hệ thống) là công cụ quảng bá thương hiệu rất hiệu quả, nó giúp truyền tải thông điệp của nhà kinh doanh đến khách hàng rõ ràng hơn, dễ dàng hơn, chuyên nghiệp hơn và việc bán hàng cũng sẽ thuận lợi hơn, và nó còn giúp tiết kiệm chi phí trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Vậy, hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì ? tôi xin liệt kê và chia sẻ vài yếu tố cơ bản trong hệ thống này như sau:
- Tên thương hiệu: quan trọng, có chia sẻ trong trên page cá nhân.
- Biểu tượng thương hiệu (logo): Nên dễ nhớ về mặt hình ảnh, phải có đặc điểm phân biệt và nhận diện riêng, có ý nghĩa liên tưởng càng tốt. Anh em lưu ý thêm về mặt bảo vệ (trường hợp cần) để tránh bị sao chép làm nhái, lợi dụng gây nhầm lẫn cho khách hàng. Logo có thể bảo hộ độc lập hoặc đi cùng với tên và khẩu hiệu dưới dạng là nhãn hiệu hoặc quyền tác giả (tùy trường hợp).
- Khẩu hiệu (slogan): Nó có sức mạnh riêng để cùng tạo nên giá trị của một thương hiệu, mà theo cá tôi thì đó là “giá trị tinh thần” được truyền tải đến khách hàng. Slogan có thể bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu nếu đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo luật định. Trước đây, doanh nghiệp VN thường dùng khẩu hiệu là thông điệp truyền tải đến khách hàng và mang theo nhiều ý nghĩa giá trị nhưng hiện nay đã có doanh nghiệp hướng đến cho chính bản thân mình như Vingroup “mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”.
- Màu sắc: tuỳ vào quan điểm của chủ thương hiệu, có thể là màu phong thuỷ, màu ưu thích … nhưng bản thân nó là yếu tố thể hiện rõ sự khác biệt về mặt nhận diện. Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng nếu nói đến màu xanh lá chuối thì ta nghĩ đến Vietcombank, …
- Kiểu chữ: nhiều anh/em thường ít để ý đến nhưng kiểu chữ cũng tạo nên sự khác biệt trong nhận diện và cảm tình đối với khách hàng. Ví dụ như Cocacola hay như Unilever, Disney Channel ..
- Các bản thiết kế đồ hoạ: Name card, bao thư, nhãn mác, bao bì, brochure, giao diện website, áo mũ, bảng hiệu … mẫu thiết kế sẽ tuỳ vào người chủ thương hiệu hoặc đơn vị thiết kế được thuê. Tuy nhiên, theo xu thế hiện nay thì càng đơn giản càng tốt, càng thể hiện rõ nội dung/hình ảnh muốn hướng đến. Các sản phẩm đồ hoạ này trong trường hợp cần cũng được bảo hộ dưới dạng là nhãn hiệu hoặc quyền tác giả./.
Hy vọng, bài viết sẽ giúp ích thêm cho các bạn mới bắt đầu xây dựng thương hiệu hoặc chuẩn bị startup có cái nhìn rõ hơn trong vấn đề xây dựng nhận diện thương hiệu.
Hướng dẫn cách tra cứu đăng ký nhãn hiệu
——-
Nguyễn Anh Toàn
CEO Monday VietNam