Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 07/2025/TT-BKHĐT quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế và quy định về danh mục phân loại thống kê theo loại hình kinh tế. Thông tư này đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2025. Trong bài viết dưới đây, Monday VietNam sẽ cùng bạn tìm hiểu những nội dung nổi bật liên quan đến quy định mới về phân loại thống kê theo loại hình kinh tế, nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng cập nhật và áp dụng đúng quy định.
I. Căn cứ phân loại thống kê theo loại hình kinh tế

Loại hình kinh tế được Thông tư phân loại theo loại hình sở hữu, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, và các yếu tố kinh tế khác. Dựa vào Phụ lục được kèm theo Thông tư thì các loại hình kinh tế được quy định như sau:
- Loại hình kinh tế Nhà nước
- Loại hình kinh tế tập thể
- Loại hình kinh tế tư nhân
- Loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Mục đích của việc phân loại thống kê các loại hình kinh tế nhằm đảm bảo được việc sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước, đồng thời tạo nên cơ sở để xếp các đơn vị kinh tế có cùng tính chất vào loại hình kinh tế tương ứng.
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư số 07/2025/TT-BKHĐT, một đơn vị kinh tế chỉ được xếp vào một loại hình kinh tế tương ứng căn cứ vào các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên sau:
- Quy định của pháp luật hiện hành.
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
- Đặc thù của mỗi loại hình kinh tế.
II. Các loại hình kinh tế nhà nước

Trong hệ thống phân loại theo loại hình kinh tế, khu vực kinh tế nhà nước bao gồm nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Dưới đây là các loại hình kinh tế nhà nước theo quy định hiện hành.
1 Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
(1). Các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(2) Các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước Việt Nam, bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương.
(3) Các cơ quan, đơn vị thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Các cơ quan, đơn vị thuộc 05 tổ chức chính trị – xã hội sau: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
(5) Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân và cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
(6) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
(7) Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn thành lập và tỷ lệ nắm giữ vốn là 100%.
(8) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn.
2. Tổ chức do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn
(1) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
(2) Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn thành lập, liên kết thành lập, góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn.
(3) Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn thành lập, liên kết thành lập, g
3. Tổ chức do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất
(1) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
(2) Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc Tổ chức do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn thành lập, liên kết thành lập, góp vốn, mua cổ phần; nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
(3) Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất thành lập, liên kết thành lập, góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
4. Tổ chức khác mà kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất
Nhóm này gồm các tổ chức mà kinh phí hoạt động chủ yếu do Nhà nước cấp; các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp kinh phí hoạt động hằng năm.
Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
Mã số | Tên loại hình kinh tế | |
Cấp 1 | Cấp 2 | |
1 | Loại hình kinh tế Nhà nước | |
11 | Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn | |
12 | Tổ chức do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn | |
13 | Tổ chức do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất | |
14 | Tổ chức khác mà kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất | |
2 | Loại hình kinh tế tập thể | |
21 | Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, Tổ hợp tác | |
22 | Tổ chức do Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, góp vốn, mua cổ phần, trong đó tỷ lệ vốn góp của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã là lớn nhất | |
23 | Hội | |
24 | Tổ chức kinh tế tập thể khác | |
3 | Loại hình kinh tế tư nhân | |
31 | Tổ chức do tư nhân nắm giữ 100% vốn | |
32 | Tổ chức do tư nhân nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn | |
33 | Tổ chức do tư nhân nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất | |
34 | Hộ sản xuất | |
35 | Tổ chức tư nhân khác | |
4 | Loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài | |
41 | Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% vốn | |
42 | Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn | |
43 | Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất | |
44 | Tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài khác |
Mỗi nhóm kinh tế đều giữ một vai trò riêng trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế. Việc phân loại rõ ràng giúp chúng ta nhìn nhận đúng vị trí, chức năng và mối quan hệ giữa các nhóm, từ đó thúc đẩy sự phối hợp hiệu quả và phát triển cân bằng trong toàn bộ hệ thống kinh tế.