Với sự bùng nổ của vô số công nghệ hiện đại ngày nay, các hành vi xâm phạm quyền tác giả cũng ngày càng diễn ra một cách dễ dàng và thường xuyên hơn. Đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức ngang nhiên trục lợi từ việc chiếm dụng thành quả lao động trí tuệ của người khác. Chẳng hạn như, họ sao chép nội dung từ nhiều cuốn sách khác nhau rồi cắt ghép lại thành tác phẩm của mình, hay sử dụng nhạc phẩm của người khác đem đi hát tại các địa điểm có thu tiền rồi đăng trên các trang mạng xã hội quảng bá mà không hề xin phép chủ sở hữu quyền. Những hành động này đã gây ra nhiều bức xúc cho xã hội, tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và mập mờ trong việc xác định đâu là một hành vi được xem là xâm phạm quyền tác giả. Bài viết này của Monday Vietnam sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.
Quyền tác giả và hành vi xâm phạm quyền tác giả là gì?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu quyền tác giả là gì mà có thể bị xâm phạm?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành (sau đây viết tắt là “LSHTT”), quyền tác giả được định nghĩa là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Theo đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 6 LSHTT, “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.” Trong đó, Điều 18 LSHTT dẫn ra rằng quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Như vậy, có nghĩa là, một khi tác phẩm được hoàn thành đúng theo quy định pháp luật thì quyền tác giả sẽ tự động được xác lập mà không cần phải trải qua bất cứ thủ tục công nhận hay đăng ký nào.
Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi sở hữu quyền tác giả hợp pháp cũng đều được bảo vệ về mặt nhân thân (chẳng hạn như được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; hay bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả,…) và về mặt tài sản (chẳng hạn như phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; hay truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác,…).
Vì thế, các hành vi nào làm ảnh hưởng, xâm phạm đến các nội dung những quyền này đều có thể được xem là một hành vi xâm phạm.
>> Xem thêm: Như thế nào được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả?
Tuy nhiên, việc xác định các hành vi như thế nào được xem là xâm phạm quyền tác giả không chỉ dựa vào các định nghĩa nêu trên mà còn phải xét thêm các điều kiện đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. Tức là, đối tượng đó có đầy đủ căn cứ để phát sinh và xác lập quyền tác giả theo khoản 1 Điều 6 LSHTT. Nếu đối tượng đó phát sinh quyền tác giả theo cơ chế tự động bảo hộ thì quyền tác giả sẽ được xác định trên cơ sở bản gốc tác phẩm. Trong trường hợp bản gốc tác phẩm không còn tồn tại thì việc xác định sẽ dựa trên cơ sở các thông tin về tác giả, đối tượng quyền tác giả được thể hiện trên các bản sao tác phẩm đã được công bố hợp pháp. Bên cạnh đó, nếu đối tượng đã được xác lập quyền tác giả thông qua việc đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả thì quyền tác giả được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký đã được cơ quan có thẩm quyền cấp. >>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Monday Vietnam Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP đã có các quy định liệt kê rất cụ thể các yếu tố xâm phạm quyền tác giả. Ví dụ, việc tạo ra các bản crack (bản đã được bẻ khóa các phần mềm bản quyền để người sử dụng có thể dùng tất cả các chức năng của phần mềm đó mà không phải mất tiền trả phí mua bản quyền) của Microsoft Word nhằm sử dụng miễn phí mà không cần trả phí cho chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Theo đó, yếu tố xâm phạm trong trường hợp này được xác định là sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả (phần mềm Microsoft Word của tập đoàn Microsoft) đã bị vô hiệu hóa trái phép theo điểm đ khoản 1 Điều 7 của Nghị định này. Đây là các trường hợp hạn chế quyền của tác giả, chủ sở hữu nhằm tránh việc kiềm hãm các hoạt động có mục đích nghiên cứu, giảng dạy, trưng bày hay tuyên truyền nên đây không được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Điển hình là hành vi làm tác phẩm phái sinh bằng hình thức chuyển tác phẩm sang chữ nổi cho người khiếm thị theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 LSHTT mà không xin phép tác giả thì không bị xem là hành vi xâm phạm. Có thể hiểu, ngoài các hành vi xâm phạm xảy ra trực tiếp trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam thì điều luật cũng đề cập tới các trường hợp không có hành vi xâm phạm xảy ra ở Việt Nam nhưng lại nhắm vào người tiêu dùng tại Việt Nam, đặc biệt là các nội dung xuất hiện trên Internet, thì cũng được xem là hành vi đang xảy ra tại Việt Nam. Tóm lại, nếu như hành vi nào thỏa mãn đầy đủ các điều kiện nêu trên thì mới được xem xét như là hành vi xâm phạm quyền tác giả. >> Xem thêm: Các trường hợp xâm phạm quyền tác giả của Monday Vietnam Nhật ÁnhThứ nhất, đối tượng bị xâm phạm phải là đối tượng đang được bảo hộ.
Thứ hai, yếu tố xâm phạm xuất hiện trong đối tượng bị xem xét.
Thứ ba, các hành vi xâm phạm không thuộc các trường hợp ngoại lệ được đề cập tại Điều 25, Điều 26 LSHTT.
Cuối cùng, hành vi xâm phạm đó phải đang xảy ra tại Việt Nam.